Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ai bảo vệ ngư dân

Ai bảo vệ ngư dân
Ngày đăng: 16/09/2015

“Lỗ tai tui ù đi không còn nghe được gì, chỉ nhìn thấy đạn rơi như mưa xuống boong. Khoảng 15 phút sau, khi vừa rời hầm lên buồng lái tui tá hỏa nhìn cậu Sinh gục chết cạnh vô lăng, mặt bị bắn nát, một tay bị đứt gần lìa...” - ông Chao Văn Sáng (ngư dân ở Phụng Hiệp, Kiên Giang) bàng hoàng kể lại.

Anh Cường, ngư dân bị cướp biển bắn ngày 11/9 đang điều trị tại bệnh viện

Đây là đoạn mà báo chí ngày 14.9 đã đăng tải vụ tấn công kinh hoàng và đẫm máu mà những ngư dân tay không tấc sắt đã phải gánh chịu vào sáng 11.9.

Vụ tấn công đẫm máu khiến chúng ta bàng hoàng, căm giận một thì những chi tiết bối cảnh sau đó khiến chúng ta giật mình mười.

Rằng chuyện ngư dân bị tấn công trên biển không  phải là ít.

Rằng đã có những trường hợp bị bắn thủng bụng, đã tử vong trên đường tới đất liền.

Rằng mỗi chuyến ra khơi, dù là trên vùng biển Việt Nam là “đồng nghĩa với việc chấp nhận nguy hiểm rình rập, có thể bị bắt giữ, phạt tiền, giờ đây là bị bắn chết bất cứ lúc nào”.

Ngay chính đôi tàu vừa bị tấn công, chỉ hai tháng trước, chính chiếc tàu cao tốc chở nhóm người lạ nói trên từng bắn dọa xuống nước, sau đó khống chế kéo tàu ngư dân đi lòng vòng ngoài biển để đòi tiền chuộc tàu lên tới 3,2 tỷ đồng. “Trên tàu cao tốc có một người mặc thường phục nói tiếng Việt rất rành. Mấy lần trước họ chỉ bắn dọa đòi tiền chuộc” - một ngư dân Kiên Giang kể như vậy.

Vụ việc chưa được làm rõ, nhưng lúc này có thực tế là rất nhiều ngư dân đang bất an, lo sợ khi ra khơi đánh bắt. Tai họa từ thiên nhiên có thể xảy ra... Tai họa từ tàu cũ, yếu, thiếu trang thiết bị có thể xảy ra... Nhưng tai họa khiến ngư dân lo sợ hơn cả là từ con người với những súng đạn, những hành vi trấn áp vô nhân đạo. Giữa biển cả mênh mông, ngư dân biết trông đợi ở ai?

Nên lúc này không thể không đặt lại câu hỏi- một câu hỏi mà có lẽ bất cứ ngư dân nào khi chia tay vợ con xuống tàu cũng phải nghĩ tới và đối diện: Ai sẽ bảo vệ họ?


Có thể bạn quan tâm

13/07/2012
Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon Cho Lợi Nhuận Cao Nuôi Lươn Trong Bồn Nylon Cho Lợi Nhuận Cao

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bồn làm bằng nylon đã được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ chọn để phát triển kinh tế hộ vì vốn đầu tư không quá lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

24/09/2012
Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên Mì Rớt Giá, Hàng Ngàn Hộ Dân Gặp Khó Ở Tây Nguyên

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.

16/05/2012
Trồng Khoai Nưa Trồng Khoai Nưa

Tinh bột khoai nưa có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều loại kẹo bánh, làm miến, đặc biệt có thể sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Nếu phát triển công nghiệp chế biến ethanol thì tinh bột cây nưa sẽ là nguồn nguyên liệu đáng kể để sản xuất nhiên liệu sinh học trong tương lai. Khoai nưa dễ trồng, kỹ thuật đơn giản, ít bị sâu bệnh hại, năng suất khá cao, đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả cao.

13/07/2012
Trên 71 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Thiệt Hại Do Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Vĩnh Long Trên 71 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Thiệt Hại Do Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Vĩnh Long

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản thống nhất kinh phí chi hỗ trợ cho người dân có diện tích nhãn bị thiệt hại do bệnh chổi rồng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền khoảng 71,23 tỷ đồng cho các huyện, thành phố. Cụ thể: Mang Thít 12,87 tỷ đồng; Tam Bình 2,23 tỷ đồng; Vũng Liêm 3,38 tỷ đồng; Trà Ôn 5,1 tỷ đồng; Long Hồ 38,5 tỷ đồng; Bình Minh 1,34 tỷ đồng; Bình Tân 1,87 tỷ đồng và TP Vĩnh Long 5,95 tỷ đồng.

03/06/2012