Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ai bảo vệ ngư dân

Ai bảo vệ ngư dân
Ngày đăng: 16/09/2015

“Lỗ tai tui ù đi không còn nghe được gì, chỉ nhìn thấy đạn rơi như mưa xuống boong. Khoảng 15 phút sau, khi vừa rời hầm lên buồng lái tui tá hỏa nhìn cậu Sinh gục chết cạnh vô lăng, mặt bị bắn nát, một tay bị đứt gần lìa...” - ông Chao Văn Sáng (ngư dân ở Phụng Hiệp, Kiên Giang) bàng hoàng kể lại.

Anh Cường, ngư dân bị cướp biển bắn ngày 11/9 đang điều trị tại bệnh viện

Đây là đoạn mà báo chí ngày 14.9 đã đăng tải vụ tấn công kinh hoàng và đẫm máu mà những ngư dân tay không tấc sắt đã phải gánh chịu vào sáng 11.9.

Vụ tấn công đẫm máu khiến chúng ta bàng hoàng, căm giận một thì những chi tiết bối cảnh sau đó khiến chúng ta giật mình mười.

Rằng chuyện ngư dân bị tấn công trên biển không  phải là ít.

Rằng đã có những trường hợp bị bắn thủng bụng, đã tử vong trên đường tới đất liền.

Rằng mỗi chuyến ra khơi, dù là trên vùng biển Việt Nam là “đồng nghĩa với việc chấp nhận nguy hiểm rình rập, có thể bị bắt giữ, phạt tiền, giờ đây là bị bắn chết bất cứ lúc nào”.

Ngay chính đôi tàu vừa bị tấn công, chỉ hai tháng trước, chính chiếc tàu cao tốc chở nhóm người lạ nói trên từng bắn dọa xuống nước, sau đó khống chế kéo tàu ngư dân đi lòng vòng ngoài biển để đòi tiền chuộc tàu lên tới 3,2 tỷ đồng. “Trên tàu cao tốc có một người mặc thường phục nói tiếng Việt rất rành. Mấy lần trước họ chỉ bắn dọa đòi tiền chuộc” - một ngư dân Kiên Giang kể như vậy.

Vụ việc chưa được làm rõ, nhưng lúc này có thực tế là rất nhiều ngư dân đang bất an, lo sợ khi ra khơi đánh bắt. Tai họa từ thiên nhiên có thể xảy ra... Tai họa từ tàu cũ, yếu, thiếu trang thiết bị có thể xảy ra... Nhưng tai họa khiến ngư dân lo sợ hơn cả là từ con người với những súng đạn, những hành vi trấn áp vô nhân đạo. Giữa biển cả mênh mông, ngư dân biết trông đợi ở ai?

Nên lúc này không thể không đặt lại câu hỏi- một câu hỏi mà có lẽ bất cứ ngư dân nào khi chia tay vợ con xuống tàu cũng phải nghĩ tới và đối diện: Ai sẽ bảo vệ họ?


Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ nuôi cá lồng kết hợp với làm du lịch Khấm khá nhờ nuôi cá lồng kết hợp với làm du lịch

Nuôi cá lồng kết hợp với du lịch trải nghiệm, giúp nhiều hộ dân sống xung quanh lòng hồ thủy điện Hòa Bình nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

13/04/2021
Đầu tư 1,2 tỷ đồng nuôi thỏ, lãi 400 triệu đồng/năm Đầu tư 1,2 tỷ đồng nuôi thỏ, lãi 400 triệu đồng/năm

Nếu đầu tư bài bản, đảm bảo kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh, nuôi thỏ cho lợi nhuận không hề thấp.

16/04/2021
Làm giàu từ nấm sò Làm giàu từ nấm sò

Trồng cây sắn, cây mía luôn bấp bênh đã khiến anh Nguyễn Văn Bính quyết tâm trồng nấm sò, làm giàu ngay trên quê hương mình.

17/04/2021
Phụng Công, xã tỷ phú nhờ hoa Phụng Công, xã tỷ phú nhờ hoa

Xã Phụng Công, huyện Văn Giang (Hưng Yên) là địa phương điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thu nhập kinh tế cao nhờ nghề trồng hoa.

19/04/2021
Trồng dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng Trồng dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng

Trên diện tích đất đồi 7ha tại huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) một doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư và trồng thành công 4 loại dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng.

20/04/2021