Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

97 thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng

97 thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng
Ngày đăng: 23/11/2015

Thủy điện Sông Côn 2, Quảng Nam chây ỳ thực hiện trồng rừng thay thế.

Thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, tính đến ngày 25.10, cả nước đã thu được 1.117,78 tỷ đồng tiền DVMTR, đạt 85,49% kế hoạch năm, trong đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (VNFF) trung ương thu 745 tỷ, quỹ các tỉnh thu 371,17 tỷ đồng.

Quỹ T.Ư đã giải ngân cho các tỉnh 642,3 tỷ đồng, các tỉnh đã giải ngân 360 tỷ đồng đến các chủ rừng.

Hàng năm, đã có hơn 1.000 tỷ đồng từ nguồn thu của Quỹ VNFF trực tiếp chi trả cho người dân cung cấp dịch vụ môi trường rừng.

Chính sách chi trả DVMTR đã đi vào cuộc sống và góp phần nâng cao đời sống cho hàng triệu gia đình nông dân đang trực tiếp trồng và bảo vệ rừng.

Theo ông Nguyễn Bá Ngãi- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, những năm gần đây, đời sống người trồng rừng cả nước đã được cải thiện từ nguồn tiền trực tiếp do Quỹ VNFF chi trả.

Nhiều hộ gia đình đã ổn định thoát nghèo, yên tâm chăm sóc bảo vệ rừng. Người trồng rừng thầm lặng đã được tôn trọng và đền đáp phần nào.

" Không thể để những nhà máy thủy điện ăn chặn trên lưng những người trồng rừng khốn khó”. Ông Nguyễn Bá Ngãi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp

Mặc dù có nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng từ bán điện nhưng nhiều nhà máy thủy điện lại nợ 300 tỷ đồng tiền DVMTR.

Ông Nguyễn Bá Ngãi thông tin, đến ngày 30.10, trên cả nước hiện có 97 nhà máy thủy điện nợ đọng tiền DVMTR từ năm 2011 - 2014 với số tiền là 160.702.343 tỷ đồng.

Riêng năm 2015 là 150 tỷ đồng.

Trong đó, số tiền nợ đọng của các nhà máy thủy điện công suất từ 30 MW trở lên là trên 164 tỷ và công suất thiết kế dưới 30 MW là trên 96,5 tỷ...

Theo ông Nguyễn Bá Ngãi, các nhà máy thủy điện đã sử dụng nguồn nước từ rừng để phát điện và thu lợi hàng chục tỷ đồng tiền bán điện hàng ngày nhưng họ vẫn cố tình chây ỳ một phần tiền rất nhỏ (20 đồng/kW) bù đắp lại cho cuộc sống những người dân khốn khó đang bảo vệ và chăm sóc rừng theo chính sách của Chính phủ đã ban hành.

Các nhà máy thủy điện đang thu lời trên chính công sức của người trồng rừng nhưng họ luôn lãng quên công sức những người đang hàng ngày giữ rừng, tạo nguồn nước cho nhà máy.


Có thể bạn quan tâm

Hàng Tỷ Đồng Thiệt Hại Chỉ Sau Một Đêm Điện Đột Ngột Thiếu Ổn Định Hàng Tỷ Đồng Thiệt Hại Chỉ Sau Một Đêm Điện Đột Ngột Thiếu Ổn Định

Gà nuôi hơn 30 tuần tuổi, đến ngày cho trứng thì lăn đùng ra chết. 4.000 con gà đột ngột chết cùng lúc không phải vì dịch bệnh mà thủ phạm là những chiếc quạt thông hơi. Những chiếc quạt đã bị gặp sự cố khi nguồn điện đột ngột bị nhà đèn đảo chiều trở nên không ổn định vào ban đêm.

13/08/2014
Cà Mau Bùng Phát Dịch Bệnh Trên Lúa Cà Mau Bùng Phát Dịch Bệnh Trên Lúa

Qua gần 3 tháng xuống giống, đến nay 36.000 ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã sắp bước vào giai đoạn thu hoạch. Thế nhưng, dịch bệnh lại đang tiếp tục hoành hành và dự báo nhiều diện tích lúa sẽ giảm năng suất.

13/08/2014
Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Hiện nay, lúa trà sớm và trà trung đang phân hóa đòng - làm đòng, trà muộn đang đẻ nhánh rộ cùng với diễn biến thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh và gây hại.

13/08/2014
Metro Hỗ Trợ Nông Dân Chuyển Đổi Sang VietGAP Metro Hỗ Trợ Nông Dân Chuyển Đổi Sang VietGAP

Hiện nay có trên 150 trang trại rau quả ở TP Đà Lạt, Đức Trọng tham gia dự án, với vùng nguyên liệu an toàn cung cấp toàn bộ sản phẩm hơn 11.000 tấn rau củ quả/năm. Để phù hợp với yêu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, sau hơn 6 tháng thực hiện, hơn 60% hộ nông dân đã chuyển đổi thành công và số hộ đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ tăng lên trên 80% trong cuối năm 2014.

13/08/2014
Vì Sao Bưởi Năm Roi Lại Có Hạt? Vì Sao Bưởi Năm Roi Lại Có Hạt?

Bưởi năm roi xuất xứ từ Vĩnh Long nổi tiếng là giống bưởi có vị ngọt, chua thanh, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của nhiều thị trường, nhất là khách châu Âu. Bưởi năm roi còn đặc biệt ở chỗ là không hạt. Tuy nhiên, ưu điểm này bị thách thức bởi hệ thống canh tác chưa phù hợp.

13/08/2014