Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

97 thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng

97 thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng
Ngày đăng: 23/11/2015

Thủy điện Sông Côn 2, Quảng Nam chây ỳ thực hiện trồng rừng thay thế.

Thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, tính đến ngày 25.10, cả nước đã thu được 1.117,78 tỷ đồng tiền DVMTR, đạt 85,49% kế hoạch năm, trong đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (VNFF) trung ương thu 745 tỷ, quỹ các tỉnh thu 371,17 tỷ đồng.

Quỹ T.Ư đã giải ngân cho các tỉnh 642,3 tỷ đồng, các tỉnh đã giải ngân 360 tỷ đồng đến các chủ rừng.

Hàng năm, đã có hơn 1.000 tỷ đồng từ nguồn thu của Quỹ VNFF trực tiếp chi trả cho người dân cung cấp dịch vụ môi trường rừng.

Chính sách chi trả DVMTR đã đi vào cuộc sống và góp phần nâng cao đời sống cho hàng triệu gia đình nông dân đang trực tiếp trồng và bảo vệ rừng.

Theo ông Nguyễn Bá Ngãi- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, những năm gần đây, đời sống người trồng rừng cả nước đã được cải thiện từ nguồn tiền trực tiếp do Quỹ VNFF chi trả.

Nhiều hộ gia đình đã ổn định thoát nghèo, yên tâm chăm sóc bảo vệ rừng. Người trồng rừng thầm lặng đã được tôn trọng và đền đáp phần nào.

" Không thể để những nhà máy thủy điện ăn chặn trên lưng những người trồng rừng khốn khó”. Ông Nguyễn Bá Ngãi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp

Mặc dù có nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng từ bán điện nhưng nhiều nhà máy thủy điện lại nợ 300 tỷ đồng tiền DVMTR.

Ông Nguyễn Bá Ngãi thông tin, đến ngày 30.10, trên cả nước hiện có 97 nhà máy thủy điện nợ đọng tiền DVMTR từ năm 2011 - 2014 với số tiền là 160.702.343 tỷ đồng.

Riêng năm 2015 là 150 tỷ đồng.

Trong đó, số tiền nợ đọng của các nhà máy thủy điện công suất từ 30 MW trở lên là trên 164 tỷ và công suất thiết kế dưới 30 MW là trên 96,5 tỷ...

Theo ông Nguyễn Bá Ngãi, các nhà máy thủy điện đã sử dụng nguồn nước từ rừng để phát điện và thu lợi hàng chục tỷ đồng tiền bán điện hàng ngày nhưng họ vẫn cố tình chây ỳ một phần tiền rất nhỏ (20 đồng/kW) bù đắp lại cho cuộc sống những người dân khốn khó đang bảo vệ và chăm sóc rừng theo chính sách của Chính phủ đã ban hành.

Các nhà máy thủy điện đang thu lời trên chính công sức của người trồng rừng nhưng họ luôn lãng quên công sức những người đang hàng ngày giữ rừng, tạo nguồn nước cho nhà máy.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Tự Nguyện Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế Ngư Dân Tự Nguyện Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.

21/05/2013
Nên Cơ Nghiệp Từ Nuôi Ếch Lồng Nên Cơ Nghiệp Từ Nuôi Ếch Lồng

Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.

08/11/2012
Phát Triển Mô Hình Tôm - Lúa Mang Lại Lợi Ích Kép Phát Triển Mô Hình Tôm - Lúa Mang Lại Lợi Ích Kép

Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, song qua thời gian, mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện nhiều ưu thế phù hợp với xu thế phát triển chung; nhất là tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

12/11/2012
Tôm Thẻ Chân Trắng Cứu Cánh Cho Người Nuôi Tôm Ở Sóc Trăng Tôm Thẻ Chân Trắng Cứu Cánh Cho Người Nuôi Tôm Ở Sóc Trăng

Năm 2012, toàn tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề do nạn tôm chết trên diện rộng. Diện tích tôm bị chết lên đến gần 24.000 ha, chiếm hơn 56% diện tích thả nuôi, trong đó chủ yếu là tôm sú. Đa số diện tích nuôi tôm sú bị chết là do bị bệnh đốm trắng và hoại tử dưới vỏ. Chính vì vậy, vụ nuôi tôm 2013 này, bà con nông dân đã cạn kiệt vốn, không còn khả năng đầu tư mới. Cho đến giữa tháng 5/2013 mà diện tích nuôi tôm mới đạt 20% kế hoạch. Ngành thủy sản đã đúc kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng để phổ biến cho bà con nông dân xem đó là cứu cánh cho vùng nuôi tôm Sóc Trăng.

24/05/2013
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trợ Vốn Cho Hộ Nghèo Nuôi Ếch Ở Tiền Giang Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trợ Vốn Cho Hộ Nghèo Nuôi Ếch Ở Tiền Giang

Dự án sản xuất phát triển kinh tế hộ được triển khai đến các hộ nghèo trên địa bàn xã Bình Đức (Châu Thành - Tiền Giang), từ tháng 8-2012 đến tháng 8-2013 với sự tham gia của 20 hộ. Đây là những hộ khó khăn, không có nhiều đất cũng như vốn sản xuất nhưng chăm chỉ làm ăn và mong muốn thoát nghèo.

16/11/2012