97% Diện Tích Chợ Và Hộ Chăn Nuôi Được Phun Khử Trùng Tiêu Độc

Thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đợt II năm 2014, Chi cục thú y đã chuẩn bị và cung ứng cho các huyện, thành, thị đầy đủ hoá chất khử trùng, các loại vắc xin, vật tư phục vụ tiêm phòng; các địa phương đã bố trí nhân lực và tập trung tuyên truyền để các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức và phối hợp thực hiện.
Kết quả đến ngày 20-10, toàn tỉnh đã thực hiện phun khử trùng, tiêu độc lần 1 và lần 2 tại các chợ và hộ chăn nuôi (trong đó tổng diện tích phun lần 1 là 7.862.512m2, đạt 97,8% diện tích cần phun; phun lần 2 được 7690.316m2, đạt 96,57 diện tích cần phun).
Các địa phương cũng đã tổ chức tiêm các loại vắc xin cúm gia cầm mũi 1 đợt II; vắc xin LMLM trâu bò dê; vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò; vắc xin LMLM, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, vắc xin tai xanh cho đàn lợn; vắc xin dại chó, mèo nhưng tỷ lệ đạt chưa cao.
Vì vậy, cùng với thực hiện tốt công tác quản lý vật tư, thực hiện bảo quản, tiêm phòng, thu gom vỏ vắc xin theo quy định, các địa phương cần tiếp tục kiểm tra, giám sát, đôn đốc cơ sở thực hiện kế hoạch để đảm bảo đạt mục tiêu, tiến độ đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây khoảng 5 năm, khi giá cao su tăng cao, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt điều trồng cao su. Nay, nhiều nông dân lại chặt cao su trồng tiêu, điều… trong khi các loại cây công nghiệp lâu năm đầu tư chi phí nhiều, chắc gì đến khi thu hoạch sẽ không có một loại cây khác lên ngôi. Hiểu được quy luật đó, từ nhiều năm qua, nhiều nông dân vẫn thủy chung với cây điều, làm giàu từ trồng xen trong vườn điều.

Anh Trần Văn Hiệu, ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) là chủ của một trang trại chăn nuôi gà với doanh thu gần 3 tỷ đồng/tháng do mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

Những năm gần đây, mô hình nuôi gà thả vườn đã đem lại nguồn thu cho nhiều hộ chăn nuôi; Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, việc chọn con giống tốt và cải tiến phương pháp chăn nuôi là rất quan trọng.