90% mật ong xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Năm 2014, Việt Nam XK hơn 46,6 nghìn tấn mật ong, đạt kim ngạch trên 120 triệu USD. Tới 90% lượng mật ong XK vào thị trường Mỹ.
Trong quý I/2015, các DN Việt Nam đã xuất được trên 80 tấn mật ong vào thị trường châu Âu. Đây được xem là tín hiệu tích cực đối với việc xâm nhập vào thị trường này. Khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành mật ong Việt Nam là kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ong chưa cao, chưa thực hiện tốt quản lý chất lượng sản phẩm và chiến lược marketing.
Do đó, mật ong Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới và giá trị sản phẩm thấp so với những nước khác.
Để phát triển nghề nuôi ong lấy mật ở Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại đã ký thỏa thuận với CBI (Hà Lan) triển khai Chương trình hỗ trợ XK nguyên liệu thực phẩm (trong đó có các sản phẩm mật ong) của Việt Nam sang EU.
Có thể bạn quan tâm

Qua nhiều năm gặp khó khăn với con tôm sú do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết không thuận lợi, đầu năm 2015, ông Huỳnh Văn Húi, ấp 9A, xã Thuận Hòa đã được Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang chọn để thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm chân trắng.

9 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK cá tra đạt 1,16 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm trước, thị trường XK cũng bị thu hẹp hơn 12 nước. Sự khó khăn của XK cá tra trong 2/3 chặng đường của năm “hiện diện” rõ tại hầu hết các thị trường XK lớn.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông năm nay, huyện Sa Pa triển khai dự án hỗ trợ cho nông dân ở 12 xã khu vực vùng cao thực hiện ủ dự trữ 80.560kg cỏ.

Tùy theo từng mùa hoa, người nuôi ong di chuyển đàn ong đến vùng đất mới để hút mật. Nghề này chi phí bỏ ra ít nhưng thu lãi khá cao.

Ở ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu có ông Lê Hồng Thái (Mười Thái), 50 tuổi, làm giàu nhờ nuôi le le. 5 năm qua, với mô hình nuôi le le độc nhất vô nhị ở miền sông nước Cửu Long, ông Mười Thái thu lời không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.