90% mật ong xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Năm 2014, Việt Nam XK hơn 46,6 nghìn tấn mật ong, đạt kim ngạch trên 120 triệu USD. Tới 90% lượng mật ong XK vào thị trường Mỹ.
Trong quý I/2015, các DN Việt Nam đã xuất được trên 80 tấn mật ong vào thị trường châu Âu. Đây được xem là tín hiệu tích cực đối với việc xâm nhập vào thị trường này. Khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành mật ong Việt Nam là kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ong chưa cao, chưa thực hiện tốt quản lý chất lượng sản phẩm và chiến lược marketing.
Do đó, mật ong Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới và giá trị sản phẩm thấp so với những nước khác.
Để phát triển nghề nuôi ong lấy mật ở Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại đã ký thỏa thuận với CBI (Hà Lan) triển khai Chương trình hỗ trợ XK nguyên liệu thực phẩm (trong đó có các sản phẩm mật ong) của Việt Nam sang EU.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian dài cá tra giống sụt giảm, thì hiện đã tăng mạnh trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Sau những đợt rét đậm kéo dài khiến nhiều hécta caosu bị chết, Hà Giang quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng loại cây này.

Chiều 9.4, ông Đỗ Kim Đồng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hòa (Phú Yên) - cho biết, hiện đã có 80% diện tích trong tổng số 504 ha ao hồ ở hạ lưu sông Bàn Thạch thả nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại.

UBND tỉnh Hải Dương vừa phê duyệt Dự án “Nâng cao hiệu quả kinh tế vùng sản xuất tập trung đối với các cây vải, ổi, na tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2015”.