90% mật ong xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Năm 2014, Việt Nam XK hơn 46,6 nghìn tấn mật ong, đạt kim ngạch trên 120 triệu USD. Tới 90% lượng mật ong XK vào thị trường Mỹ.
Trong quý I/2015, các DN Việt Nam đã xuất được trên 80 tấn mật ong vào thị trường châu Âu. Đây được xem là tín hiệu tích cực đối với việc xâm nhập vào thị trường này. Khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành mật ong Việt Nam là kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ong chưa cao, chưa thực hiện tốt quản lý chất lượng sản phẩm và chiến lược marketing.
Do đó, mật ong Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới và giá trị sản phẩm thấp so với những nước khác.
Để phát triển nghề nuôi ong lấy mật ở Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại đã ký thỏa thuận với CBI (Hà Lan) triển khai Chương trình hỗ trợ XK nguyên liệu thực phẩm (trong đó có các sản phẩm mật ong) của Việt Nam sang EU.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay nước lũ đang rút, cũng là lúc cao điểm người dân thu hoạch cá bán. Cá lóc nuôi được thương lái đến tận nhà dân thu mua ở mức giá từ 35.000 - 36.000đ/kg (cá có trọng lượng từ 200 gram/con trở lên). Người nuôi cá có thể đạt mức lãi từ 5.000 -7.000đ/kg cá thương phẩm.

Theo lời ông, hai vợ chồng trước đây chuyên sống bằng nghề ruộng rẫy nhưng gia đình lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Đã vậy, ông lại không may bị tai biến phải nằm viện suốt 1 năm trời nên khó khăn càng chồng chất. Sau khi khỏi bệnh, ông định tìm một việc gì nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe, nhưng tìm mãi vẫn không được.

Cụ thể, hiện nay tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Hà Nội là 30.840 ha (trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706 ha, hồ chứa mặt nước lớn là 4.327 ha, ruộng trũng 19.807 ha…), ngoài ra còn một số con sông lớn như: sông Hồng, sông Bùi, sông Tích, sông Đáy… có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè.

Ngư dân trong tỉnh An Giang đánh bắt được cá bông lau tại các bãi đánh trên sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, báo hiệu mùa cá bông lau đã bắt đầu. Đầu vụ cá năm nay, ngư dân đánh bắt được nhiều cá lớn (từ 5 – 8kg/con), giá bán từ 250.000 – 270.000 đồng/kg.

Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (sau đây gọi tắt là Trạm Cát Tiến) thuộc Trung tâm Giống thủy sản (Sở NN-PTNT) Bình Định, là nơi chuyên sản xuất giống thủy sản nước lợ và nước mặn. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, công việc vất vả, nhưng các cán bộ của Trạm vẫn nỗ lực tạo nên những giống mới, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.