90% Gạo Dự Trữ Của Thái Lan Có Nguy Cơ Hỏng, Thiệt Hại Cực Lớn

Một cuộc thanh tra gạo được tiến hành ở Thái Lan đã cho thấy 90% số gạo trong kho quốc gia ở tình trạng rất kém rất lượng và thiệt hại cho nhà nước có thể lên tới 580 - 700 tỷ baht (THB), tương đương 17,87 - 21,57 tỷ USD.
Hôm thứ Ba, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã công bố kết quả của cuộc thanh tra gạo trên toàn quốc do thư ký thường trực Văn phòng Thủ tướng Panadda Diskul dẫn đầu tiến hành cho thấy chỉ có 10% trong tổng số 18 triệu tấn gạo lưu kho quốc gia là có chất lượng tốt, Bưu điện Bangkok đưa tin.
Thủ tướng Prayut nói: “Báo cáo cho thấy 70% số gạo có màu vàng trong khi số còn lại ở tình trạng không tốt, không ăn được và chỉ nên để dùng cho sản xuất ethanol”.
“Gạo để trong kho quá lâu, nên cần phải đẩy mạnh việc tiêu thụ để tránh hỏng thêm,” ông nói.
Vấn đề này, theo ông, tất cả các đảng phái phải nhanh chóng giải quyết vìmọi con mắt của người dân đều đang dõi theo.
Phó phát ngôn viên chính phủ Sansern Kaewkamnerd cho biết Tướng Prayut rất lo cho người nông dân và ngành nông nghiệp vì kinh tế có thế sẽ không tăng trưởng theo như kỳ vọng trong khi kinh tế toàn cầu vẫn chưa hồi phục và dự báo năm sau sẽ có hạn nặng.
Cuộc kiểm tra còn phát hiện ra bị mất 100.000 tấn gạo.
Nguồn tin ở Bộ Thương mại cho biết con số 100.000 tấn gạo bị mất trong kho quốc gia không đáng gì so với số 3 triệu tấn bị báo cáo mất vào tháng 6/2013. Nhưng “điều đó có nghĩa là có sự gian lận trong chương trình đảm bảo gạo”.
Nguồn tin này cũng cho biết “trong quá trình kiểm tra, rất có thể số gạo chất lượng tốt được bảo đảm theo chương trình gạo đã bị thay thế bằng số gạo tồn kho cũ, chất lượng kém”.
Nguồn tin này lý giải rằng: “Một số lượng gạo lớn không đạt chuẩn như vậy trong kho quốc gia không có thể là do chất lượng cơ sở nhà kho kém được”.
Nguồn tin này cũng cho biết nếu chính phủ không giải quyết hết số tồn kho trong vòng 5 tháng thì thiệt hại có thể lên đến 700 tỷ baht.
“Vấn đề này rất lớn, chính phủ đương nhiệm đang ở vào tình thế không biết xoay sở ra sao vì không chỉ phải bán được số gạo tồn kho chất lượng tốt mà còn phải xử lý rốt ráo một số gạo lớn kém chất lượng”.
Chính phủ sẽ trình gửi báo cáo đến Uỷ ban Chống tham nhũng Quốc gia (NACC) và xin phép bán số gạo chất lượng tốt trong kho.
Khi được hỏi liệu có tham nhũng liên quan đến vấn đề này không, tướng Prayut nói: “Tôi không biết, đó là nhiệm vụ của NACC phải tìm ra”.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm nuôi gà và lợn không thành công, ông Ngô Đình Sáu (thôn Cẩm Phú 1, xã Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam) chuyển sang nuôi bồ câu lồng.

Cũng như nhiều hộ dân khác ở ấp 2, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành trước đây chỉ chuyên canh cây lúa. Đến năm 2011, Chi bộ ấp 2 vận động triển khai thực hiện mô hình trồng sen, đồng thời được chính quyền địa phương hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành đã tham gia thực hiện mô hình xen canh lúa sen với diện tích 7.000 m2.

Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là huyện chuyên sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Toàn huyện có 1.038 ha nuôi tôm thâm canh và 2.046 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, trong đó, xã Phú Tân là xã chuyên ngư có 410 ha nuôi tôm thâm canh, 2006 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến; xã Phú Đông có 280 ha nuôi thủy sản.

Những năm gần đây, nhiều bà con nông dân ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái. Trong đó, xoài cát Hòa Lộc luôn được người dân ưu tiên lựa chọn.

Ngày 24.7, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tổ chức thả 20 nghìn con cá giống điêu hồng tại 4 lồng bè nuôi cá thí điểm tại khu vực đập phụ, cửa xả nước Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc).