9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước đạt 1,078 triệu USD

Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm giảm 9,2% so với năm 2014
Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam, tính đến ngày 4/10, tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước giảm so cùng kỳ 4%, sản lượng thu hoạch giảm 4%.
Riêng tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi dẫn đầu cả nước với 940ha diện tích nuôi mới và đạt sản lượng cao nhất. Bên cạnh đó, trong năm 2015, thị trường thức ăn tương đối ổn định khiến giá cá giống và cá nguyên liệu có xu hướng giảm so với cùng kỳ.
Cụ thể, đầu năm 2015 giá cá giống trung bình 24.500 đồng/kg, đến thời điểm hiện tại giảm còn 19.500 đồng/kg do việc xuất khẩu sang 2 thị trường trọng điểm EU và Hoa Kỳ giảm đáng kể.
Theo số liệu đăng ký tại Hiệp hội cá tra Việt Nam, năm 2015, cá tra Việt Nam xuất khẩu đến 131 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu là 203 doanh nghiệp.
Đến ngày 15/9/2015, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,078 triệu USD, giảm 9,2% so cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hai thị trường trọng điểm Hoa Kỳ giảm 3%, EU giảm 17%, Brazil giảm 42,9%...
Tính đến 3/10/2015, tổng lượng đăng ký xuất khẩu đạt 739 ngàn tấn thành phẩm, trong đó 77% là sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh, sản phẩm khai thác phụ phẩm thành dầu cá 3,44%, bột cá chỉ đạt 3,44% tổng khối lượng xuất khẩu.
Trung Quốc và Hồng Kông là thị trường tiêu thụ lớn nhất với 122 ngàn tấn thành phẩm (chiếm 16%).
Dịp này, Hiệp hội cá tra Việt Nam cũng giới thiệu chương trình khởi động dự án thương mại điện tử ngành cá trang thương mại thủy sản www.mekongfishmarket.com.
Đây là kênh thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, chuẩn nhà máy chế biến, vùng nguyên liệu cho các thành phần tham gia cung cấp cá tra xuất khẩu, đồng thời là kênh thông tin tin cậy cho nhà nhập khẩu.
Trang tin này được thiết kế ưu tiên tính năng tự cập nhật của nhà cung ứng sản phẩm cá tra thị trường quốc tế thông qua hoạt động của Hiệp hội cá tra Việt Nam.
Hiệp hội hỗ trợ thương mại thông qua mở rộng đối tác có khả năng thẩm định năng lực của doanh nghiệp, năng lực vùng nguyên liệu, hiệp hội thủy sản thị trường các nước…
Việc thực hiện chương trình khởi động dự án thương mại điện tử ngành cá nhằm xây dựng uy tín và khả năng tiêu thụ, giảm thiểu chi phí giao dịch cho ngành cá tra Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá tra ở Đồng Tháp Đồng Tháp là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất khu vực ĐBSCL. Năm 2013 nuôi 1.994 ha, sản lượng đạt 365.437 tấn, XK đạt 182.714 tấn, giá trị kim ngạch hơn 473 triệu USD. Cá tra Đồng Tháp đã có mặt ở hơn 90 thị trường trên thế giới.

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Nam Định hiện phát triển sôi động cả ở vùng mặn lợ và nước ngọt; diện tích nuôi trồng đạt trên 15,5 nghìn ha với 40 vùng nuôi tập trung, sản lượng trung bình mỗi năm đạt 63,5 nghìn tấn. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn và nuôi trồng được ứng dụng nhanh vào sản xuất.

Hơn một tháng qua, người nuôi cá điêu hồng ở Hợp tác xã (HTX) xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phấn khởi vì cá điêu hồng được các thương lái thu mua với giá 40.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/kg so với tháng trước và nông dân lãi hơn 6.000 đồng/kg cá. Tuy nhiên, giá cá thường bấp bênh, dịch bệnh tăng, chất lượng con giống và môi trường là những vấn đề khiến người nuôi cá điêu hồng không an tâm.

Từ tháng 3 đến nay, hàu nuôi tại Long Sơn xảy ra hiện tượng chết kéo dài và hàng loạt nhưng chưa rõ nguyên nhân. Có người mất trắng cả tỷ đồng, có người còn chút vốn liếng muốn gầy lại đợt hàu sau nhưng không dám vì sợ rủi ro.

Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích tự nhiên là 529.488ha, trong đó diện tích nuôi tôm 266.000ha (chiếm 40% cả nước, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).