Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

9.000ha Lúa Bị Hạn Và Thiếu Nước Ở Thanh Hóa

9.000ha Lúa Bị Hạn Và Thiếu Nước Ở Thanh Hóa
Ngày đăng: 11/05/2012

Cuối tháng 4 và đầu tháng 5, những đợt nắng nóng liên tiếp kéo dài, trong nhiều ngày không mưa đã khiến cho mực nước ở các sông, suối, hồ… ở Thanh Hóa sụt giảm nghiêm trọng.

Hơn 9.000ha lúa chiêm xuân ở Thanh Hóa đang đối mặt với hạn nặng và thiếu nước.

heo Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, diện tích lúa bị hạn là 2.450ha, tập trung ở các huyện Nông Cống, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc... Để khắc phục tình trạng thiếu nước, nhất là trong thời gian lúa đang trổ, Sở NNPTNT Thanh Hóa đã đề nghị một số nhà máy thủy điện, hồ thủy điện tận dụng nguồn nước, có lịch xả cụ thể để các địa phương chủ động bơm nước tưới cho lúa, hoa màu. Đồng thời, sở chỉ đạo các công ty cấp thoát nước, các trạm bơm phải thường xuyên theo dõi mực nước, bên cạnh đó thực hiện nạo vét các kênh mương, sông suối, các cửa cống, đập để dẫn nước vào ruộng.

Tại thời điểm này, hầu hết mực nước ở các con sông như sông Mã, Chu, Bưởi, Cầu Chày… đều xuống thấp, nhiều trạm bơm, guồng bơm chỉ còn hơn mặt nước 0,8-1m. Do mực nước sông Mã xuống thấp nên các trạm bơm Nam và Bắc các huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc phải dùng sà lan ngăn sông để bơm nước và phải thay phiên để bơm nước.

Bà Lê Thị Nhi - Trưởng phòng NNPTNT huyện Ngọc Lặc cho biết: "Hầu hết các đập lớn trên địa bàn huyện như đập hồ Cống Khê, đập làng Hón, đập làng Minh Hòa, xã Minh Sơn… đều trong tình trạng báo động, hoạt động cầm chừng, nếu trong vài ngày nữa không có mưa, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của nhiều diện tích lúa, hoa".

Ông Hà Thanh Sơn - Trưởng phòng NNPTNT huyện Cẩm Thủy cho biết: "Huyện có 10 hồ, đập lớn nhỏ, 3 trạm bơm lớn, do mực nước của sông Mã và các khe suối xuống thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến trạm bơm phục vụ các xã như Cẩm Giang, Cẩm Tú, Cẩm Ngọc, Cẩm Long. "Hiện cả huyện có khoảng 290ha lúa đang thiếu nước ở mức báo động, trong đó có khoảng 90ha có nguy cơ mất mùa".

Có thể bạn quan tâm

Hậu họa từ tồn dư carbendazim trong hồ tiêu Hậu họa từ tồn dư carbendazim trong hồ tiêu

Hiện thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam chủ yếu là Mỹ, EU - những thị trường khó tính. Vì vậy, nhiều năm qua, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) luôn khuyến cáo, cảnh báo người trồng tiêu, tiểu thương và doanh nghiệp (DN) phải sản xuất, thu mua, bảo quản, xuất khẩu hồ tiêu theo chuỗi giá trị bền vững để giữ uy tín với bạn hàng.

08/05/2015
Đắc Lắc có hơn 100 ha mắc ca nhưng không hiệu quả Đắc Lắc có hơn 100 ha mắc ca nhưng không hiệu quả

Nhiều vườn mắc ca ở tỉnh Đắc Lắc trồng cách đây cả chục năm nhưng không mang lại hiệu quả. Từ thực tế nhiều vườn mắc ca trong tỉnh, trồng cách đây cả chục năm nhưng không mang lại hiệu quả, lãnh đạo UBND tỉnh Đắc Lắc đã yêu cầu các huyện trong tỉnh khuyến cáo người dân hạn chế trồng loại cây này.

08/05/2015
Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học

Lâu nay, chúng ta thường nghe thuật ngữ “trái cây sạch”, “rau sạch”… nhưng gần đây ở Thành Phố Hồ Chí Minh ta đã và đang xuất hiện thêm mô hình “chăn nuôi heo sạch” còn gọi là chăn nuôi 4 không trên nền đệm lót sinh học.

08/05/2015
Triển vọng mô hình nuôi dê Triển vọng mô hình nuôi dê

Hiện tại, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có 5 hộ dân ở xã Vị Đông và Vĩnh Tường đang thực hiện mô hình nuôi dê, với số lượng 44 con. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.

08/05/2015
Hướng chuyển dịch kinh tế hộ và trang trại Hướng chuyển dịch kinh tế hộ và trang trại

Theo Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 mà Bộ NN&PTNT đã phê duyệt, trang trại là một hướng phát triển được quan tâm để đảm bảo cho sản xuất, chăn nuôi phát triển bền vững, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu.

08/05/2015