Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

9.000ha Lúa Bị Hạn Và Thiếu Nước Ở Thanh Hóa

9.000ha Lúa Bị Hạn Và Thiếu Nước Ở Thanh Hóa
Ngày đăng: 11/05/2012

Cuối tháng 4 và đầu tháng 5, những đợt nắng nóng liên tiếp kéo dài, trong nhiều ngày không mưa đã khiến cho mực nước ở các sông, suối, hồ… ở Thanh Hóa sụt giảm nghiêm trọng.

Hơn 9.000ha lúa chiêm xuân ở Thanh Hóa đang đối mặt với hạn nặng và thiếu nước.

heo Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, diện tích lúa bị hạn là 2.450ha, tập trung ở các huyện Nông Cống, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc... Để khắc phục tình trạng thiếu nước, nhất là trong thời gian lúa đang trổ, Sở NNPTNT Thanh Hóa đã đề nghị một số nhà máy thủy điện, hồ thủy điện tận dụng nguồn nước, có lịch xả cụ thể để các địa phương chủ động bơm nước tưới cho lúa, hoa màu. Đồng thời, sở chỉ đạo các công ty cấp thoát nước, các trạm bơm phải thường xuyên theo dõi mực nước, bên cạnh đó thực hiện nạo vét các kênh mương, sông suối, các cửa cống, đập để dẫn nước vào ruộng.

Tại thời điểm này, hầu hết mực nước ở các con sông như sông Mã, Chu, Bưởi, Cầu Chày… đều xuống thấp, nhiều trạm bơm, guồng bơm chỉ còn hơn mặt nước 0,8-1m. Do mực nước sông Mã xuống thấp nên các trạm bơm Nam và Bắc các huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc phải dùng sà lan ngăn sông để bơm nước và phải thay phiên để bơm nước.

Bà Lê Thị Nhi - Trưởng phòng NNPTNT huyện Ngọc Lặc cho biết: "Hầu hết các đập lớn trên địa bàn huyện như đập hồ Cống Khê, đập làng Hón, đập làng Minh Hòa, xã Minh Sơn… đều trong tình trạng báo động, hoạt động cầm chừng, nếu trong vài ngày nữa không có mưa, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của nhiều diện tích lúa, hoa".

Ông Hà Thanh Sơn - Trưởng phòng NNPTNT huyện Cẩm Thủy cho biết: "Huyện có 10 hồ, đập lớn nhỏ, 3 trạm bơm lớn, do mực nước của sông Mã và các khe suối xuống thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến trạm bơm phục vụ các xã như Cẩm Giang, Cẩm Tú, Cẩm Ngọc, Cẩm Long. "Hiện cả huyện có khoảng 290ha lúa đang thiếu nước ở mức báo động, trong đó có khoảng 90ha có nguy cơ mất mùa".

Có thể bạn quan tâm

EEU mở cơ hội mới cho cá tra An Giang EEU mở cơ hội mới cho cá tra An Giang

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (gọi tắt là EEU) đã được Thủ tướng 5 nước thành viên ký kết ngày 29-5-2015. Theo các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra, EEU sẽ mở đường cho cá tra của tỉnh vào thị trường các nước này ngày một nhiều hơn.

03/07/2015
Triển vọng với mô hình nuôi bò thịt Triển vọng với mô hình nuôi bò thịt

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Chăn nuôi bò thịt bán chăn thả trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” do kỹ sư Hồ Văn Sơn, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phụng Hiệp, làm chủ nhiệm đã mang lại nhiều kết quả đáng kể. Tham gia dự án, từ 64 con bò giống, các hộ chăn nuôi đã cung cấp cho thị trường 144 con bò thịt thương phẩm và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác từ mô hình này.

04/07/2015
Nuôi nai dưới tán rừng Nuôi nai dưới tán rừng

Xuất phát từ Chương trình khuyến lâm, khoảng 10 năm trước, Chi cục Kiểm lâm An Giang khởi xướng cách làm này và mô hình trở nên quen thuộc với cư dân vùng Bảy Núi, trong đó anh Đỗ Văn Tài (đồi 3 núi Phú Cường, xã An Nông) là người tiêu biểu, thực hiện hiệu quả mô hình nuôi nai dưới tán rừng.

04/07/2015
Bình Dương xử phạt 2 cơ sở sử dụng chất cấm trong chăn nuôi Bình Dương xử phạt 2 cơ sở sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Thực hiện Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNN về việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm Beta- Aginist tại các cơ sở chăn nuôi năm 2015, Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã tiến hành kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu, thức ăn hỗn hợp được sử dụng, kiểm tra tồn dư các chất cấm thuộc nhóm Beta-Aginist tại các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh.

04/07/2015
Bình quân 3,38 triệu đồng chi phí kiểm dịch cho mỗi lô gà giống nhập khẩu Bình quân 3,38 triệu đồng chi phí kiểm dịch cho mỗi lô gà giống nhập khẩu

Ngày 1-7, Cục Thú y cho biết: Trong sáu tháng đầu năm 2015, có 48 lô gà giống bố mẹ của 11 Công ty nhập khẩu vào vùng Đông Nam Bộ để nuôi làm giống (từ 11 đến 35 nghìn con/mỗi lô).

04/07/2015