8 tháng toàn tỉnh sản xuất hơn 1,3 tỷ tôm giống

Trong đó có hai cơ sở lớn là Công ty cổ phần CP Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình gần 1,3 tỷ tôm giống và Trung tâm Giống thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) 27 triệu tôm giống.
Theo thống kê, năm 2015 diện tích nuôi tôm 962ha, đạt 77% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ, cụ thể: nuôi tôm sú 237ha, tôm thẻ chân trắng ao đất 503ha, ao cát 221ha. Sản lượng tôm đạt hơn 4.000 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, tình hình nuôi trồng thuỷ sản vẫn gặp rất nhiều khó khăn như: công tác kiểm soát nguồn giống và kiểm soát dịch bệnh; người dân nuôi tôm còn theo phong trào, không nắm vững kỹ thuật, quy trình nuôi, xả thải tuỳ tiện ra môi trường...
Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ về kiểm soát, kiểm dịch, khuyến cáo, hỗ trợ, hướng dẫn người nuôi tôm từ khâu mua giống, áp dụng các biện phát kỹ thuật nuôi, xử lý dịch bệnh, thanh kiểm tra và xử lý các đơn vị cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản kém chất lượng.
Do vậy, xuất hiện tình trạng có hộ phải nuôi 7 tháng, thậm chí 9 tháng tôm mới đủ kích cở tiêu thụ thay vì khoảng 3,5 tháng như trước đây và giá bán tôm năm 2015 thấp hơn so với các năm nên hiệu quả không cao (ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh chỉ có 20% hộ nuôi có lãi, còn lại chỉ hoà vốn hoặc lỗ)...
Được biết, các cơ quan chức năng đang xây dựng mô hình nuôi tôm theo công nghệ nano tại huyện Lệ Thuỷ, sau khi khảo nghiệm hoàn thành sẽ phát triển tại một số cơ sở nuôi tôm trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.

Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân các xã Cà Ná, Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Mỗi ngày có trên 30 lượt tàu, thuyền địa phương và hàng trăm tàu, thuyền vãng lai khác cập cảng Cà Ná.

Một số bà con ở Trà Vinh đang nuôi một giống tép được coi là có sức đề kháng tốt, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, loài tép này có khả năng không nhiễm các loại bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh gây hoại tử gan tuỵ. Loài thuỷ sản này có tên là tép bạc bông.

Thậm chí có cây chết dần mà chưa rõ nguyên nhân. Ông ba Mau, nhà ở vồ Pháo Binh cho biết, ông trồng hàng chục cây sầu riêng, những năm đầu cho trái rất sai, nhưng chỉ sau vài năm thì sầu riêng cho trái ít lại và không mang lại hiệu quả kinh tế.

Cuối năm 2011, từ Dự án Thoát nghèo bền vững, huyện Thuận Nam đã triển khai Chương trình Nuôi bò vỗ béo cho nông dân Trà Nô, xã Phước Hà. Sau một năm thực hiện, chương trình đã mang lại tín hiệu vui cho nhiều hộ nghèo.