763 Ha Lúa Bị Nhiễm Rầy Trên Địa Bàn Quãng Ngãi

Hiện nay trên trà lúa vụ Hè thu 2011 đang giai đoạn đòng- trổ bông đang bị rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa phát sinh gây hại. Theo tổng hợp của Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi, diện tích nhiễm rầy cả tỉnh đến nay là 763 ha, mật độ trung bình 750- 1500 con/m2, cục bộ nơi cao 3000- 5000 con/m2, rầy đang tuổi 2-3. Diện tích bị nhiễm bệnh chết cây lúa là 436 ha, tỉ lệ hại trung bình 8-10%, cục bộ nơi cao 20-30%. Ngoài ra còn có các đối tượng gây hại cục bộ khác như: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh thối lem lép hạt lúa, bệnh khô vằn…
Chi cục BVTV tỉnh nhận định trong thời gian đến rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa sẽ phát sinh gây hại phổ biến trên trà lúa từ làm đòng- chắc xanh. Nếu không chủ động phòng trừ thì rầy nâu- rầy lưng trắng và bệnh chết cây lúa sẽ làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.
Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với sản xuất, Chi cục BVTV tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng NN&PTNT, UBND các xã, phường, thị trấn đôn đốc bà con nông dân ra đồng tự kiểm tra ruộng lúa của mình, nếu phát hiện có rầy 2-3 con/dảnh lúa trở lên thì dùng thuốc (theo khuyến cáo). Sau khi phun thuốc 3-4 ngày kiểm tra lại ruộng lúa, nếu mật độ rầy còn cao thì phun lại lần thứ 2. Đối với bệnh chết cây (thối gốc) lúa, nếu phát hiện ruộng lúa bị bệnh thì dùng một trong các loại thuốc sau phun trừ như: VibenC 50WP, Bony 4SC, New Hinosan 40 EC…
Được biết, vụ Hè thu 2011 toàn tỉnh Quảng Ngãi đã gieo sạ 32.390,3 ha, tăng 0,2% so với kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Văn Hiệu, ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) là chủ của một trang trại chăn nuôi gà với doanh thu gần 3 tỷ đồng/tháng do mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

Những năm gần đây, mô hình nuôi gà thả vườn đã đem lại nguồn thu cho nhiều hộ chăn nuôi; Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, việc chọn con giống tốt và cải tiến phương pháp chăn nuôi là rất quan trọng.

Đầu tư xây dựng 5 năm với tổng diện tích 99 ha, tuy chưa hoàn thiện nhưng trại chăn nuôi heo giống cấp 1 của Công ty TNHH chăn nuôi Lộc Phát 2 liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam ở ấp 7, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) xứng danh trại heo giống hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á hiện nay…