763 Ha Lúa Bị Nhiễm Rầy Trên Địa Bàn Quãng Ngãi

Hiện nay trên trà lúa vụ Hè thu 2011 đang giai đoạn đòng- trổ bông đang bị rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa phát sinh gây hại. Theo tổng hợp của Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi, diện tích nhiễm rầy cả tỉnh đến nay là 763 ha, mật độ trung bình 750- 1500 con/m2, cục bộ nơi cao 3000- 5000 con/m2, rầy đang tuổi 2-3. Diện tích bị nhiễm bệnh chết cây lúa là 436 ha, tỉ lệ hại trung bình 8-10%, cục bộ nơi cao 20-30%. Ngoài ra còn có các đối tượng gây hại cục bộ khác như: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh thối lem lép hạt lúa, bệnh khô vằn…
Chi cục BVTV tỉnh nhận định trong thời gian đến rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa sẽ phát sinh gây hại phổ biến trên trà lúa từ làm đòng- chắc xanh. Nếu không chủ động phòng trừ thì rầy nâu- rầy lưng trắng và bệnh chết cây lúa sẽ làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.
Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với sản xuất, Chi cục BVTV tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng NN&PTNT, UBND các xã, phường, thị trấn đôn đốc bà con nông dân ra đồng tự kiểm tra ruộng lúa của mình, nếu phát hiện có rầy 2-3 con/dảnh lúa trở lên thì dùng thuốc (theo khuyến cáo). Sau khi phun thuốc 3-4 ngày kiểm tra lại ruộng lúa, nếu mật độ rầy còn cao thì phun lại lần thứ 2. Đối với bệnh chết cây (thối gốc) lúa, nếu phát hiện ruộng lúa bị bệnh thì dùng một trong các loại thuốc sau phun trừ như: VibenC 50WP, Bony 4SC, New Hinosan 40 EC…
Được biết, vụ Hè thu 2011 toàn tỉnh Quảng Ngãi đã gieo sạ 32.390,3 ha, tăng 0,2% so với kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Những giống cam nổi tiếng xứ Bắc như: cam sành Bố Hạ, cam Đường Canh, quýt vàng Lạng Sơn… đã đem về quả ngọt cho người dân Sơn Lang khi chỉ với hơn 600 gốc cam, mỗi năm đem về cho chủ nhân bạc tỷ.

Với 300.000 con bò thịt và bò sữa, theo tính toán, “Bầu” Đức dư sức kiếm hơn 20 triệu USD mỗi năm từ nguồn phân bò.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng FITES đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm chân trắng theo VietGAP” tại huyện Diễn Châu và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An với nguồn kinh phí hỗ trợ từ dự án Khuyến nông trung ương năm 2014.

Hiện chưa có con số thống kê chính xác những thiệt hại do nghêu chết gây ra. Nhưng chắc chắn một điều rằng đó sẽ là những con số không nhỏ. Bởi theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), vụ nghêu năm nay người dân thả nuôi khoảng 1.500 ha, đến ngày 9 - 4 đã có 220 sân nghêu của 170 hộ dân bị chết, với tỷ lệ thiệt hại bình quân 50%, cá biệt có sân nghêu bị chết đến 90%, tổng sản lượng thiệt hại dự kiến lên đến 13.000 tấn.

Ngành thủy sản Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh và toàn diện, sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) và giá trị sản xuất hằng năm đều tăng trưởng.