763 Ha Lúa Bị Nhiễm Rầy Trên Địa Bàn Quãng Ngãi

Hiện nay trên trà lúa vụ Hè thu 2011 đang giai đoạn đòng- trổ bông đang bị rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa phát sinh gây hại. Theo tổng hợp của Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi, diện tích nhiễm rầy cả tỉnh đến nay là 763 ha, mật độ trung bình 750- 1500 con/m2, cục bộ nơi cao 3000- 5000 con/m2, rầy đang tuổi 2-3. Diện tích bị nhiễm bệnh chết cây lúa là 436 ha, tỉ lệ hại trung bình 8-10%, cục bộ nơi cao 20-30%. Ngoài ra còn có các đối tượng gây hại cục bộ khác như: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh thối lem lép hạt lúa, bệnh khô vằn…
Chi cục BVTV tỉnh nhận định trong thời gian đến rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa sẽ phát sinh gây hại phổ biến trên trà lúa từ làm đòng- chắc xanh. Nếu không chủ động phòng trừ thì rầy nâu- rầy lưng trắng và bệnh chết cây lúa sẽ làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.
Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với sản xuất, Chi cục BVTV tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng NN&PTNT, UBND các xã, phường, thị trấn đôn đốc bà con nông dân ra đồng tự kiểm tra ruộng lúa của mình, nếu phát hiện có rầy 2-3 con/dảnh lúa trở lên thì dùng thuốc (theo khuyến cáo). Sau khi phun thuốc 3-4 ngày kiểm tra lại ruộng lúa, nếu mật độ rầy còn cao thì phun lại lần thứ 2. Đối với bệnh chết cây (thối gốc) lúa, nếu phát hiện ruộng lúa bị bệnh thì dùng một trong các loại thuốc sau phun trừ như: VibenC 50WP, Bony 4SC, New Hinosan 40 EC…
Được biết, vụ Hè thu 2011 toàn tỉnh Quảng Ngãi đã gieo sạ 32.390,3 ha, tăng 0,2% so với kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành lùi lịch thời vụ thả tôm giống, chờ đến khi thời tiết ấm lên và môi trường ổn định trở lại mới bắt đầu thả giống.

Qua khảo sát của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đến nay, 70% cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau sản xuất với qui mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, công nghệ còn hạn chế.

Rộng trên 40ha, năng suất bình quân đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn từ 2-10 tạ/ha/vụ so với bình quân nhiều địa phương miền núi trong tỉnh... Vì vậy cánh đồng Làng Mùng, thuộc xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) được ví là "cánh đồng vàng".

Xuất khẩu cá tra đang hồi phục mạnh do nhu cầu của thị trường tăng. Trong ảnh là công nhân Công ty cổ phần Gò Đàng Tiền Giang (GODACO) đang chế biến cá tra phục vụ xuất khẩu.

Được Hội ND tỉnh tư vấn, hỗ trợ phân bón, khoa học kỹ thuật… nhiều hộ thành viên hội trồng cam sành huyện Hàm Yên, Tuyên Quang có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm trở lên.