750 Nông Hộ Tham Gia Trồng 50 Ha Tỏi An Toàn Ở Ninh Thuận

Dự án cạnh tranh nông nghiệp và Trung tâm Tư vấn - phát triển công nghệ Nha Hố đã đầu tư 1,7 tỉ đồng cho 750 nông hộ xã Thanh Hải, Nhơn Hải (huyện Ninh Hải - Ninh Thuận) và phường Văn Hải (T.p Phan Rang Tháp Chàm) nhằm mở rộng 50 ha diện tích trồng tỏi an toàn trong vụ đông xuân 2012 – 2013.
Nông dân chuẩn bị tỏi giống canh tác theo hướng an toàn trong vụ đông xuân 2012 - 2013
Để sản xuất tỏi theo hướng an toàn bà con nông dân cần tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật đã được Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn từ khâu chọn đất, chọn giống, chăm sóc, bón phân, thu hoạch và đặc biệt là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật canh tác, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội Nông dân xây dựng nhãn hiệu tập thể tỏi Phan Rang tạo thương hiệu trên thị trường. Việc mở rộng diện tích trồng tỏi an toàn góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, mở ra hướng sản xuất mới cho người trồng tỏi tỉnh Ninh Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Người Cà Mau và các tỉnh ở miền Tây không xa lạ gì với cây bồn bồn, một loài thực vật giống như cỏ mọc trên các đồng ruộng vào mùa mưa. Trước đây, bồn bồn không cần phải trồng mà chúng tự mọc và người dân chỉ cần ra ruộng nhổ vào rồi tùy sở thích mà có thể chế biến thành các món: dưa chua, lẩu, xào hay nấu canh

Do nguồn cung thịt lợn hiện đang khan hiếm, để thu mua được hàng, các lái buôn buộc phải đẩy giá lên 73.000 đồng mỗi cân hơi, tăng gần 50% so với dịp đầu năm. Dù thức ăn chăn nuôi có lên giá 20% như hiện nay thì người nông dân vẫn có lãi tới 3,5-4 triệu đồng mỗi con heo nặng từ một đến 1,1 tạ

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

Nghề nuôi hàu theo quan sát của chúng tôi khá đơn giản và hầu như không có rủi ro. Để chuẩn bị nơi sinh sống cho hàu con, người dân chỉ việc dùng vỏ con hàu cũ đục lỗ nhỏ giữa vỏ, dùng dây cước (dài khoảng 70cm) xâu thành từng xâu, tiếp đến là đóng cọc, làm giàn tre thật chắc chắn, cắm cách bờ sông từ 4-5 mét