75 hộ trồng chanh được chứng nhận VietGAP

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và Phòng Nông nghiệp huyện Cao Lãnh triển khai thực hiện Đề tài VietGAP trên cây chanh Cao Lãnh. Sau 2 năm 2014 – 2015, Hợp tác xã được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO chứng nhận đạt chuẩn VietGAP (41 hộ với diện tích 27,3ha).
Tại nhà ông Võ Văn Hòa - ấp Tân Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ cũng vừa đến trao giấy chứng nhận VietGAP cho 34 nhà vườn trồng chanh ở xã An Hiệp. Qua 1 năm áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như: ghi chép sổ sách canh tác; xử lý ra hoa, chăm sóc theo phương pháp an toàn và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... đã có 34 hộ đạt yêu cầu và được Công Ty TNHH công nghệ NHONHO cấp giấy chứng nhận VietGAP với diện tích trên 20ha, sản lượng ước tính thu hoạch hàng năm là 950 tấn.
Đây là điều kiện thuận lợi để nhà vườn trồng chanh ở xã An Hiệp cung cấp chanh sạch đạt tiêu chuẩn cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao hình ảnh trái chanh tại địa phương và từng bước nâng cao thu nhập cho các hộ trồng chanh tại xã An Hiệp nói riêng và của huyện Châu Thành nói chung trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 3/12, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Đạm Cà Mau và Công ty Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức hội thảo đánh giá tình hình triển khai thực hiện mô hình hợp tác 4 nhà trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hướng bền vững tại ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.

Từng là một trong những xã khó khăn của huyện Tam Nông (Phú Thọ), nhưng những năm qua, với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nỗ lực của nhân dân, kinh tế - xã hội của xã Quang Húc đã có sự tăng trưởng khá. Nhiều hộ gia đình đã tận dụng lợi thế địa phương, đầu tư nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, thu lãi hàng trăm triệu đồng, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, với tổng diện tích lúa cả nước khoảng 7,8 triệu ha, con số 400 nghìn ha lúa lai không phải là con số lớn. Hiện, nguồn cung giống lúa lai phục vụ sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30%, khoảng 70% còn lại phải nhập khẩu.

Sặc rằn là loài cá sống ở nước ngọt và nước lợ, được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại Bình Dương, việc nuôi cá sặc rằn gặp nhiều khó khăn bởi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

Ngày 5-12, tại thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), Sở Công thương Bắc Giang tổ chức buổi làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) về kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh dự buổi làm việc.