75 hộ trồng chanh được chứng nhận VietGAP

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và Phòng Nông nghiệp huyện Cao Lãnh triển khai thực hiện Đề tài VietGAP trên cây chanh Cao Lãnh. Sau 2 năm 2014 – 2015, Hợp tác xã được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO chứng nhận đạt chuẩn VietGAP (41 hộ với diện tích 27,3ha).
Tại nhà ông Võ Văn Hòa - ấp Tân Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ cũng vừa đến trao giấy chứng nhận VietGAP cho 34 nhà vườn trồng chanh ở xã An Hiệp. Qua 1 năm áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như: ghi chép sổ sách canh tác; xử lý ra hoa, chăm sóc theo phương pháp an toàn và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... đã có 34 hộ đạt yêu cầu và được Công Ty TNHH công nghệ NHONHO cấp giấy chứng nhận VietGAP với diện tích trên 20ha, sản lượng ước tính thu hoạch hàng năm là 950 tấn.
Đây là điều kiện thuận lợi để nhà vườn trồng chanh ở xã An Hiệp cung cấp chanh sạch đạt tiêu chuẩn cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao hình ảnh trái chanh tại địa phương và từng bước nâng cao thu nhập cho các hộ trồng chanh tại xã An Hiệp nói riêng và của huyện Châu Thành nói chung trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Phát triển nông nghiệp cận đô thị là 1 trong 4 chương trình sản xuất nông nghiệp khuyến khích theo nội dung Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Tỉnh ủy. Đến nay, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng chương trình sản xuất nông nghiệp khuyến khích này còn rất nhiều khó khăn phải khắc phục.

Hơn một tháng nay, tại nhiều vùng quê bãi ngang ven biển, ngư dân làm các nghề giã cào, lưới, đặt rập… khai thác được ghẹ và các loại giáp với số lượng đột biến.

Những ngày qua, trời tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, bà con nông dân huyện Núi Thành vào vụ sản xuất lúa hè thu với nhiều khó khăn...

Sản lượng khai thác hải sản của Quảng Nam trong 2 tháng đầu tiên của vụ sản xuất chính cũng như sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay đều thấp hơn cùng kỳ.

Do khổ thông thuyền thấp, cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) vô tình trở thành vật cản, chia cắt luồn lạch di chuyển, khiến tàu thuyền của ngư dân thôn Thạnh Đức 1 không về được đầm Nước Mặn để neo trú. Không chịu “đầu hàng” trước trở ngại, ngư dân nơi đây đã nảy ra sáng kiến làm cabin “hai tầng”, có thể tháo rời tầng trên nhằm dễ dàng hạ độ cao, giúp tàu vượt “gầm cầu” thấp, tiến ra biển lớn.