732,5 Ha Lúa Trong Mô Hình Cánh Đồng Lớn

Sở NN&PTNT cho biết, trong vụ lúa hè thu chính vụ 2014, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với nhiều doanh nghiệp triển khai xây dựng mô hình “Cánh đồng lớn” trong sản xuất lúa.
Theo đó, đầu vụ lúa hè thu chính vụ đến nay đã có 4 doanh nghiệp và 1 tổ hợp tác ký hợp đồng liên kết “Cánh đồng lớn” với tổng diện tích 732,5 ha. Cụ thể, Công ty Lương thực Tiền Giang bao tiêu 42 ha lúa OM4900 ở xã Tân Điền; 60 ha lúa Nàng Hoa 9 ở xã Tăng Hòa (huyện Gò Công Đông); 100 ha lúa Jasmine ở xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè); 40 ha lúa OM5451 ở xã Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy).
Công ty TNHH Việt Hưng bao tiêu 150 ha lúa OM4900 ở xã Mỹ Trung (huyện Cái Bè). Công ty ADC bao tiêu 70 ha lúa Nàng Hoa 9, Jasmine, OM4900 ở xã Mỹ Hạnh Trung (huyện Cai Lậy); 36,5 ha lúa OM4900 ở xã Bình Phú (huyện Cai Lậy); 17,6 ha lúa OM4900 ở xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy); 46,9 ha lúa Jasmine ở xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè); 50 ha nếp và lúa OM4900 ở xã Hậu Mỹ Phú (huyện Cái Bè).
Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang bao tiêu 69 ha lúa OM4900 ở xã Hậu Mỹ Bắc B (huyện Cái Bè). Tổ hợp tác ấp 4, xã Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy) bao tiêu 50,5 ha lúa IR50404 của bà con trong ấp.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự đoán của giới quan sát và các nhà buôn bán gạo khu vực Đông Nam Á, nhu cầu gạo đang gia tăng và những hạn chế trong năng lực sản xuất mặt hàng lương thực này (do tình trạng ô nhiễm và quá trình công nghiệp hóa) nhiều khả năng sẽ làm tăng giá gạo ở Trung Quốc và tạo hiệu ứng tương tự trên thị trường toàn cầu.

Trong khi ít nhất phải từ cuối tháng 10 trở đi trên thị trường mới có mặt hàng bắp cải được nông dân ở các vùng chuyên canh rau xanh ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước trồng, đưa ra thị trường, thì hiện nay, tại các chợ đã xuất hiện rất nhiều bắp cải lạ.

Trong khi trân trọng những tiến bộ và thành tựu đã đạt được, cần nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật đau lòng là phần lớn nông, lâm, thủy sản của nước ta là những sản phẩm thô hay sơ chế, giá trị gia tăng còn hạn chế, chất lượng thấp và không đồng đều.

Theo Bộ Công Thương, thị trường phân bón thời gian tới sẽ xác lập một mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi cho các nhà sản xuất phân bón nội địa.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên, các loại cây ăn quả có múi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số xã vùng cao như: Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca… Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ xây dựng Đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp người nông dân từng bước làm giàu.