71 Ha Cây Trồng Vụ Hè Thu Bị Hạn

Vụ Hè Thu năm nay, xã An Tân, huyện An Lão đã gieo sạ 130 ha lúa và 36 ha cây trồng cạn các loại. Do nắng nóng kéo dài từ đầu vụ sản xuất đến nay nên đã xảy ra tình trạng khô hạn cục bộ.
Đến ngày 2.6, trên địa bàn xã đã có 71 ha cây trồng bị thiếu nước tưới, trong đó có 35 ha lúa và 36 ha hoa màu, tập trung tại các thôn Thanh Sơn 20 ha, Thuận An 16 ha, Tân An 14 ha, Thuận Hòa 12 ha, Tân Lập 9 ha.
Theo UBND xã An Tân, nếu nắng hạn kéo dài đến ngày 10.6, số diện tích cây trồng vụ Hè Thu bị khô hạn sẽ mất trắng. Hiện xã An Tân đang xin chủ trương sử dụng nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí năm 2014 để mua máy bơm, khoan giếng, nạo vét kênh mương và huy động mọi nguồn lực chống hạn cho cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, hồ chứa nước Thới Lới ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã xuống đến mực nước “chết”. Còn các giếng nước trên huyện đảo này hầu như bị nhiễm mặn khiến 130 ha hoa màu có khả năng bị hạn…

Khoảng 4 năm trở lại đây, nhiều gia đình ở xã Thụy Liên (Thái Thụy - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các mô hình nuôi cá lóc bông cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện mô hình nuôi cá lóc bông của gia đình anh Bùi Sỹ Trạng, thôn Cam Ðoài đang cho thu nhập rất ổn định, bình quân thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng/năm.

Tổng giám đốc Vissan Văn Đức Mười nhìn thấy một biểu giá đi lên của loại thịt đại gia súc này: “Năm 1980, giá thịt bò chỉ bằng nửa giá thịt heo. Năm 1990, giá thịt bò bằng thịt heo. Năm 2000 giá đã gấp đôi, và đến năm 2010 thì đã gấp 4 lần!”.

Mấy năm trước, trong chuyến đi Quảng Trạch (Quảng Bình) nghe giới thiệu giống lúa mới, anh Nguyễn Xuân Kỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Quảng Bình (TCTNNQB) cho biết cùng với giống lúa, công ty đang tìm kiếm giống lạc mới nhằm thay thế giống lạc cũ năng suất quá thấp… Bước đầu công ty đã lai tạo được giống SVL1 bắt đầu trồng thử nghiệm...

Từ năm 2005 đến nay, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã triển khai khá tốt Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (DA WB3), phủ xanh rừng trồng trên đất trống, đồi núi trọc, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.