Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

70 Nông Dân TP. Mỹ Tho Học Tập Kinh Nghiệm Trồng Bưởi Da Xanh

70 Nông Dân TP. Mỹ Tho Học Tập Kinh Nghiệm Trồng Bưởi Da Xanh
Ngày đăng: 12/09/2014

Sáng 11-9, Phòng Kinh tế TP. Mỹ Tho tổ chức cho 70 nông dân ở các tổ hợp tác thuộc xã Tân Mỹ Chánh, xã Mỹ Phong và các câu lạc bộ, tổ hợp tác trồng bưởi da xanh theo mô hình VietGAP đi thực tế các mô hình trồng và thu mua bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre.

Đoàn được anh Đào Văn Minh, chủ mô hình trồng bưởi da xanh đạt hiệu quả ở xã Quới Sơn (Châu Thành) và anh Nguyễn Văn Sốt (Tân Thanh Bình, Mỏ Cày) chia sẻ một số kinh nghiệm về kỹ thuật trồng, chăm sóc, cách phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính trên cây bưởi, cụ thể như: đục thân, sâu vẽ bùa, rầy mềm, nhện đỏ, bệnh thối gốc chảy mủ….

Ngoài ra các chủ hộ còn chia sẻ cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm sao cho hiệu quả, cùng với việc sử dụng túi bao trái sao cho phù hợp mà không ảnh hưởng tới chất lượng trái.

Bên cạnh đó, đoàn ghé cơ sở thu mua bưởi da xanh Hương Miền Tây (Phước Mỹ Trung, Mỏ Cày). Được biết cơ sở Hương Miền Tây và 33 hộ sản xuất đã được đánh giá theo phương thức 2 và xác nhận phù hợp với yêu cầu của quy phạm đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp tích hợp - GlobalGAP, đã phải tuân thủ nghiêm ngặt 231 điểm kiểm soát, chuẩn mực dành cho hệ thống quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn về GlobalGAP.

Trong năm 2014, cơ sở Hương Miền Tây đẩy mạnh xuất khẩu sang Nga, Nhật, Trung Đông và một số nước châu Âu, đồng thời mở rộng thị trường ở TP. Hồ Chí Minh.

Anh Đàm Văn Hưng, chủ cơ sở Hương Miền Tây chia sẻ: “Thực trạng  đầu ra chưa ổn định, tiêu thụ loại trái dưới 1,3 kg thấp, giá thành chịu sự chi phối của thương lái,… chính vì vậy con đường phát triển kinh tế bền vững cho người dân là làm đúng theo quy trình, tạo sản phẩm chất lượng cao và đồng đều để sản phẩm tiêu thụ mạnh hơn và điều quan trọng không phải lo lắng đầu ra của sản phẩm cũng như giá thành”.

Hiện nay tại Bến Tre, mô hình sản xuất bưởi da xanh đầu tiên của cả nước vừa nhận chứng nhận đạt chuẩn GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices - Bộ tiêu chuẩn về nông trại được quốc tế công nhận dành cho việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Vì thế, chuyến tham quan này giúp cho 70 nông dân của TP. Mỹ Tho có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất để áp dụng và nhân rộng mô hình trồng bưởi da xanh trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Vừa Xuống Giống Vừa Phập Phồng Vừa Xuống Giống Vừa Phập Phồng

Vụ lúa hè thu chính vụ ở khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang bắt đầu xuống giống, song trước áp lực thời tiết, giá cả khiến nông dân phập phồng, lo lắng...

30/05/2013
Nông Dân Nuôi Cá Điêu Hồng Trên Bè Không Nên Vội Thả Giống Ở Tiền Giang Nông Dân Nuôi Cá Điêu Hồng Trên Bè Không Nên Vội Thả Giống Ở Tiền Giang

Hơn nửa tháng nay, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng mạnh trở lại với mức giá 29.000 - 30.000 đồng/kg nên nhiều bà con nuôi cá bè dự định thả giống trở lại để tiếp tục tái sản xuất. Tuy nhiên, ngành chức năng Tiền Giang khuyến cáo bà con không nên thả giống đồng loạt vào thời điểm này để hạn chế thiệt hại, gia tăng hiệu quả nuôi.

14/12/2012
Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa) Nguồn Thu Từ Nuôi Dê Đạt Khoảng 4 Tỷ Đồng/năm Ở Thạch Cẩm (Thanh Hóa)

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.

19/12/2012
Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao Hướng Đến Nền Chăn Nuôi Chất Lượng Cao

Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.

03/06/2013
Liên Kết “4 Nhà” Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP Liên Kết “4 Nhà” Để Hình Thành Vùng Nguyên Liệu Lúa Hàng Hóa Theo Tiêu Chuẩn GAP

Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.

03/06/2013