70 Container Chè Việt Nam Đã Thông Quan Vào Đài Loan

Chiều 20-11, tin từ một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trà ô-long xuất khẩu tại Lâm Đồng cho biết, khoảng 70 container chè thành phẩm của Việt Nam bị “tắc” tại cửa khẩu Đài Loan (Trung Quốc), đã được cơ quan chức năng sở tại cho thông quan bình thường.
Bà Hà Thúy Linh, giám đốc Công ty TNHH Hà Linh, doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu trà ô-long (Cầu Đất, Xuân Trường, TP Đà Lạt), cho hay, có bốn container chè của công ty bán cho khách hàng (trong đó có 11 tấn chè ô-long, trị giá hơn hai tỷ đồng của Hà Linh) đã được thông quan. Tuy nhiên, khách hàng vẫn còn tâm lý “e ngại”, sau thông tin thất thiệt về “chè Việt Nam trồng trên vùng đất nhiễm đi-ô-xin” của nhiều cơ quan truyền thông Đài Loan.
Cũng theo bà Linh, trong quá trình kiểm tra rất khắt khe đối với sản phẩm trà nhập khẩu, cơ quan chức năng Đài Loan đã phát hiện và “ách” bốn container trà thành phẩm của Trung Quốc, với kịch bản cũ, nhập sang Việt Nam để nhập nhèm xuất xứ, sau đó xuất sang thị trường Đài Loan.
Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, phía Đài Loan vẫn mong muốn có sự tham dự của đại diện chính quyền tỉnh Lâm Đồng, trong cuộc họp báo - dự kiến tổ chức vào tháng 12 này, để thông tin minh bạch về vùng sản xuất trà, khẳng định chất lượng sản phẩm trà Việt Nam…
Vừa qua, nhiều tờ báo tại Đài Loan đưa tin thất thiệt về: “Chè Việt Nam trồng trên vùng đất nhiễm đi-ô-xin”, đồng thời khuyến cáo người dân Đài Loan không sử dụng các sản phẩm của Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và uy tín ngành chè Việt Nam.
Trước vụ việc trên, tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản bác bỏ thông tin thiếu cơ sở này. Đồng thời khẳng định, sản phẩm chè của địa phương luôn bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong hơn 30 năm qua, mặt hàng chè Lâm Đồng đã xuất khẩu sang nhiều thị trường "khó tính”, có đánh giá khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, như: Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Singapore, châu Mỹ và các nước EU...
Nguồn bài viết: http://www.baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/70-container-che-viet-nam-da-thong-quan-vao-dai-loan-222183-108.html
Có thể bạn quan tâm

Dầu vừa hạ giá thêm, còn tàu đánh trúng gần đầy khoang, cá to đầy ắp. Cá to bán chợ xa càng trúng giá cao. Cá thu, cá hồng, cá bớp… loại nào cũng có giá tăng thêm khoảng 20% so những tháng bình thường trong năm. Lúc này các chợ lớn, nhà hàng đang “săn đón” mua bằng hết.

Mặt hàng cá tra trong nhiều năm trước đã tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho khu vực ĐBSCL. Con cá tra đã từng “giúp” người dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu cá tra liên tục vướng trong vòng xoáy chất lượng, giá thành đầu ra và tiêu chuẩn xuất khẩu.

Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng. Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con. Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp. Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng. Nhiều người cho rằng vịt nuôi công nghiệp ở Đồng Nai không còn là thủy cầm mà nên gọi là gia cầm.

Dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc vừa xảy ra tại huyện Ngân Sơn đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Tỉnh Bắc Kạn đã chính thức công bố dịch, hiện nay ngành chức năng và các địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm dập dịch và ngăn chặn sự lây lan.

Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.