7 Loại Vắc Xin Phòng, Chống Dịch Lợn Tai Xanh

Nhằm giúp người dân lựa chọn loại vắc xin phù hợp để công tác phòng, chống dịch tai xanh có hiệu quả, Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT đã Công văn số 1989/TY-DT gửi Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố xem xét, tham mưu cho tỉnh khuyến cáo lựa chọn vắc xin tai xanh để chống dịch lợn tai xanh.
Hiện trong "Danh mục vắc xin được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam" của Bộ Nông nghiệp và PTNT có 7 loại vắc xin có thể sử dụng để phòng, chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn hay còn gọi là bệnh tai xanh, cụ thể:
1- Vắc xin nhược độc BSL-PS 100 của Công ty Bestar - Sing-ga-po, chủng vắc xin JKL 100 thuộc dòng Bắc Mỹ;
2- Vắc xin nhược độc Amervac PRRS của Công ty Hipra - Tây Ban Nha, chủng vắc xin VP046 BIS;
3- Vắc xin Porcilis PRRS của Công ty Intervet Hà Lan.
4- Vắc xin nhược độc Ingelvac PRRS MLV của Công ty Boehringer - Đức, chủng vắc xin ATCC VR-2332 thuộc dòng Bắc Mỹ;
5- Vắc xin vô hoạt Hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản lợn (PRRS) của Công ty Chengdu- Trung Quốc, chủng NVDC-JXA1 thuộc dòng Bắc Mỹ;
6- Vắc xin nhược độc chủng JXA1-R của Công ty China Animal Husbandry Industry Company (CAHIC) - Trung Quốc, chủng JXA1-R thuộc dòng Bắc Mỹ;
7- Vắc xin nhược độc chủng độc lực cao (live (JXA1-R Highly Pathogenic Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome vaccine), của Công ty Đại Hoa Nông - Trung Quốc, chủng JXA1-R thuộc dòng Bắc Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng vi-rút lưu hành ở Bắc Mỹ và điều kiện lợn có kết quả âm tính với vi rút PRCv là yêu cầu của một số nước có nhu cầu nhập khẩu lợn

Dữ liệu thành phần dinh dưỡng đối với DDGS đã thay đổi khi ngành công nghiệp chế biến ethanol cải tiến sản xuất.

PED lây lan nhanh và gây tỉ lệ chết cao trên lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ. Lợn con từ 0-5 ngày tuổi mắc bệnh tỉ lệ chết 100%, lợn con trên 7 ngày tuổi

Dịch tiêu chảy cấp hoặc PED là bệnh truyền nhiễm trên heo nguyên do virus gây ra (PEDV). PEDV được phân loại là RNA virus thuộc nhóm 1 chủng Corona

Hạt cải dầu và cây cải dầu là những cây hạt có dầu phổ biến và phụ phẩm từ loại cây trồng này đang được tăng cường tận dụng trong chế độ ăn cho gia súc