600 Con Gà Mắc Dịch Cúm Gia Cầm H5N1 Ở Kon Tum

Sáng 11-2, Trung tâm Thú y Vùng 4 Đà Nẵng đã chẩn đoán và kết luận mẫu xét nghiệm được lấy từ đàn gà của gia đình ông Phan Thanh Long, trú ở tổ dân phố 4, phường Ngô Mây (TP. Kon Tum) dương tính với cúm gia cầm H5N1.
Ngay lập tức, Trạm Thú y TP. Kon Tum và chính quyền phường Ngô Mây đã tiến hành hỗ trợ và tiêu hủy toàn bộ số gà còn lại của gia đình ông Long. Đồng thời, thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu trùng khử độc chuồng trại, đồng thời tiến hành kiểm tra, khuyến cáo với người chăn nuôi gia cầm trên địa bàn đi kiểm tra các khu vực lân cận tìm ổ dịch để có biện pháp kịp thời...
Trước đó, ngày 6-2 gia đình ông Phan Thanh Long, tổ dân phố 1, phường Ngô Mây (TP. Kon Tum) phát hiện một số con trong 600 con gà đẻ của gia đình ủ rũ và có những biểu hiện khác thường. Ngay lập tức, gia đình đã báo cáo với cơ quan Thú y phường Ngô Mây đến lấy mẫu gửi đi Trung tâm Thú y Vùng 4 Đà Nẵng kiểm tra. Cũng theo ông Long, dịch cúm xuất hiện ngày 6-2 nhưng đến ngày 9 và 10-2 gà chết hàng loạt.
Đối với chị Lường Thị Hiên (SN 1977), cán bộ phụ trách Thú y phường Ngô Mây (TP. Kon Tum), ngay sau khi kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm trên đàn gà của gia đình ông Long để gửi về Trung tâm Thú y Vùng 4 Đà Nẵng, sức khỏe của chị có hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt... Ngay lập tức, gia đình đã đưa chị Hiên đến Bệnh viện Đa khoa Kon Tum để nhập viện để theo dõi phòng khả năng nhiễm cúm gia cầm H5N1.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.

Trạm khuyến nông khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.

ộ Thủy sản Thái Lan đã tiến hành khảo sát nhằm đặt ra tiêu chuẩn đối với khuẩn Vibrio tấn công ấu trùng tôm ở mức ít hơn 1000 CFU/g( đơn vị hình thành đàn/gram) khi nuôi trong tảo trước khi thả giống

Trong cuộc chiến với bệnh EMS, bài báo này được viết bởi Karunanithi Muthusamy đã xuất hiện trong mục điểm tin tháng 11-12 năm 2013 của tạp chí Nuôi trồng thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương.

Cơ quan Phát triển sản phẩm hải sản xuất khẩu Ấn Độ (MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng tăng gấp 3 lần năng suất tôm toàn đực nước ngọt ở Ấn Độ