600 Con Gà Mắc Dịch Cúm Gia Cầm H5N1 Ở Kon Tum

Sáng 11-2, Trung tâm Thú y Vùng 4 Đà Nẵng đã chẩn đoán và kết luận mẫu xét nghiệm được lấy từ đàn gà của gia đình ông Phan Thanh Long, trú ở tổ dân phố 4, phường Ngô Mây (TP. Kon Tum) dương tính với cúm gia cầm H5N1.
Ngay lập tức, Trạm Thú y TP. Kon Tum và chính quyền phường Ngô Mây đã tiến hành hỗ trợ và tiêu hủy toàn bộ số gà còn lại của gia đình ông Long. Đồng thời, thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu trùng khử độc chuồng trại, đồng thời tiến hành kiểm tra, khuyến cáo với người chăn nuôi gia cầm trên địa bàn đi kiểm tra các khu vực lân cận tìm ổ dịch để có biện pháp kịp thời...
Trước đó, ngày 6-2 gia đình ông Phan Thanh Long, tổ dân phố 1, phường Ngô Mây (TP. Kon Tum) phát hiện một số con trong 600 con gà đẻ của gia đình ủ rũ và có những biểu hiện khác thường. Ngay lập tức, gia đình đã báo cáo với cơ quan Thú y phường Ngô Mây đến lấy mẫu gửi đi Trung tâm Thú y Vùng 4 Đà Nẵng kiểm tra. Cũng theo ông Long, dịch cúm xuất hiện ngày 6-2 nhưng đến ngày 9 và 10-2 gà chết hàng loạt.
Đối với chị Lường Thị Hiên (SN 1977), cán bộ phụ trách Thú y phường Ngô Mây (TP. Kon Tum), ngay sau khi kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm trên đàn gà của gia đình ông Long để gửi về Trung tâm Thú y Vùng 4 Đà Nẵng, sức khỏe của chị có hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt... Ngay lập tức, gia đình đã đưa chị Hiên đến Bệnh viện Đa khoa Kon Tum để nhập viện để theo dõi phòng khả năng nhiễm cúm gia cầm H5N1.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, việc canh tác hồ tiêu như hiện nay tại đây vẫn mang tính thiếu bền vững, tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, tuổi thọ vườn cây giảm dần, làm cho năng suất chất lượng vườn cây nhanh xuống thấp. Chính vì vậy việc triển khai các dự án, mô hình trồng tiêu bền vững là giải pháp quan trọng trong thời gian tới.

Theo đó, đối với chăn nuôi hươu, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình mới quy mô 10-20 con; cơ sở nuôi từ 20 con trở lên, hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ VA06. Nhờ đó, đến nay, tổng đàn hươu toàn huyện lên đến trên 32.000 con.

Trung tuần tháng 9, chúng tôi về xã Hải Tây (Hải Hậu). Trong khi ở nhiều địa phương khác, lúa mùa mới đang bắt đầu trỗ thì hầu hết các cánh đồng của Hải Tây, lúa đã chín đỏ, chuẩn bị cho thu hoạch.

Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.

Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tầng lớp nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với xây dựng nông thôn mới.