6 Tháng, Sản Lượng Thủy Sản Đạt Hơn 1.900 Tấn

Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Lào Cai tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên sức tiêu thụ thủy sản gặp khó khăn, bởi giá bán thấp.
Thời gian qua, nhờ quan tâm đầu tư phát triển mở rộng diện tích nuôi thủy sản và hỗ trợ khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi thủy sản, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 1.720 ha, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2012, sản lượng đạt 1.907 tấn, tăng 14% so với cùng kỳ.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, các trại giống trên địa bàn đã thực hiện sản xuất, ương nuôi được 3,9 triệu con giống các loại đảm bảo chất lượng; cung ứng, xuất bán khoảng 2 triệu con giống, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2012. Các huyện có diện tích và sản lượng thủy sản tăng mạnh là Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn…
Tuy nhiên vấn đề tiêu thụ sản phẩm thủy sản cho nông dân hiện đang gặp khó khăn, bởi giá bán thấp, khiến người chăn nuôi lo lắng.
Có thể bạn quan tâm

Hải sâm là một loại hải sản có giá trị kinh tế cao, do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt.

Không chỉ là nguồn thực phẩm tốt cho sức khoẻ con người và là bài thuốc quý mà rau ngót còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Từ ngày 26-29/6/2013, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá sủ đất cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cấp tỉnh. Học viên đến từ các tỉnh/thành phố có lợi thế phát triển về ngư nghiệp như: Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa.

Trong những năm qua, một số gia đình giàu lên nhờ nuôi con đặc sản đúng thời điểm. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi con đặc sản được nuôi với số lượng nhiều, thị trường tiêu thụ giảm đã khiến cho không ít hộ gia đình phải chịu cảnh ế ẩm, thua lỗ nặng nề…

Với ý chí và lòng quyết tâm của chàng trai trẻ Dương Quốc Trung, 33 tuổi ở tiểu khu Thạch Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang và là người duy nhất nuôi “rắn độc” ở huyện Đà Bắc. Mỗi năm anh xuất bán 3 tạ rắn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.