Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

6 tháng gạo tiểu ngạch xuất đi Trung Quốc giảm

6 tháng gạo tiểu ngạch xuất đi Trung Quốc giảm
Ngày đăng: 11/07/2015

Theo báo cáo, lũy kế hợp đồng xuất khẩu gạo được doanh nghiệp thuộc hiệp hội ký với các đối tác Trung Quốc từ đầu năm đến ngày 18-6-2015 đạt 1,65 triệu tấn, trong đó có 1,25 triệu tấn ký bán chính ngạch và 400.000 tấn bán dưới dạng tiểu ngạch.

Riêng lượng gạo đã giao cho đối tác, theo báo cáo của VFA, trong khoảng thời gian này là 791.000 tấn, gồm 656.000 tấn chính ngạch và 135.000 tấn tiểu ngạch.

Trong khi đó, số liệu thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho thấy trong năm tháng đầu năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam khi chiếm 36% thị phần (tổng khối lượng gạo xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2015 đạt 2,4 triệu tấn, trị giá đạt 1,05 tỉ đô la Mỹ).

Tuy nhiên, lượng gạo xuất sang Trung Quốc trong khoảng thời gian này đã sụt giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái với mức giảm về khối lượng là 19,61% và về giá trị là 22,61%.

Lý giải nguyên nhân xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, một số doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cho rằng việc thị trường này thực hiện lệnh cấm biên thời gian qua là nguyên nhân chính.

Về diễn biến tình hình xuất khẩu chung, số liệu báo cáo mới nhất của VFA cho thấy lũy kế xuất khẩu gạo từ ngày 1-1 đến ngày 30-6-2015 của các doanh nghiệp hội viên đạt 2,731 triệu tấn, trị giá FOB đạt 1,132 tỉ đô la Mỹ.


Có thể bạn quan tâm

Ương Nuôi Cá Bống Tượng Trong Ao Đất Ở Hậu Giang Ương Nuôi Cá Bống Tượng Trong Ao Đất Ở Hậu Giang

Cá bống tượng đang là một trong những loài thủy sản được người dân trong tỉnh Hậu Giang chuộng nuôi, vì giá bán trên thị trường cao hơn nhiều so với các loài khác. Tuy nhiên, lợi nhuận mà người nuôi thu được từ cá bống tượng hiện tại vẫn chưa cao, do những hạn chế về con giống.

07/03/2013
Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa) Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa)

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.

07/03/2013
Ðể Bảo Hiểm Thủy Sản Phát Huy Hiệu Quả Ðể Bảo Hiểm Thủy Sản Phát Huy Hiệu Quả

Sau một thời gian triển khai quyết liệt, bảo hiểm (BH) cho cây lúa và vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà diễn ra khá thành công thì BH cho thủy sản lại đứng trước nhiều thách thức lớn. Ở các địa phương có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tôm, cá chết hàng loạt, người nuôi trồng đặt hy vọng nhiều vào việc đền bù nhanh chóng... lại xuất hiện thông tin có sự lợi dụng chính sách bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) để trục lợi từ phía người nuôi. Từ đó, quá trình bồi thường bị kéo dài và điều này đã trở thành lực cản trong quá trình triển khai chủ trương này trên diện rộng.

08/03/2013
Dịch Cúm Gia Cầm Bùng Phát Trở Lại Tại 5 Địa Phương Dịch Cúm Gia Cầm Bùng Phát Trở Lại Tại 5 Địa Phương

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại và đang có nguy cơ lây lan ra diện rộng.

08/03/2013
Sâu Bệnh Hoành Hành Bưởi Da Xanh: Nhà Vườn Đang Cần Nhà Khoa Học Vào Cuộc Sâu Bệnh Hoành Hành Bưởi Da Xanh: Nhà Vườn Đang Cần Nhà Khoa Học Vào Cuộc

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.

10/03/2013