6 Mô Hình Sản Xuất Lúa VietGap Đạt Hiệu Quả Cao

Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng vừa kiểm tra nghiệm thu 6 mô hình sản xuất lúa xuân 2013-2014 của Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Hải Phòng.
Vụ lúa xuân 2013-2014, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Hải Phòng xây dựng 6 mô hình sản xuất lúa VietGap và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 160 ha tại các xã: An Tiến (huyện An Lão), Phả Lễ (huyện Thủy Nguyên), Cộng Hiền (huyện Vĩnh Bảo), Tiên Hưng (huyện Tiên Lãng), Cao Minh (huyện Vĩnh Bảo) và Đông Phương (huyện Kiến Thụy).
Qua kiểm tra, lúa tại các mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao. Tổng thời gian sinh trưởng từ khi gieo cấy cho đến khi trỗ và chín hoàn toàn là 155 ngày đối với giống lúa ĐS1; 135 ngày với giống HYT 100; RVT. Năng suất ước thực thu là 73,2tạ/ha (HYT); 67,3tạ/ha (ĐS1); 70,0tạ/ha (RVT). Về hiệu quả kinh tế, sau khi trừ phí (công lao động, phân bón), mô hình trồng lúa thuần ĐS1 và RVT cho lãi gần 31,5 triệu đồng/ha (tăng 32% với cấy truyền thống); mô hình trồng lúa HYT100 cho lãi gần 33 triệu đồng/ha (HYT100).
Có thể bạn quan tâm

Do môi trường và thời tiết thay đổi, chuyển mưa chính vụ, buổi sáng trời nắng nóng, buổi chiều mưa rải rác nên vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại hơn 12.951 ha.

Ngày 4.6, trao đổi với phóng viên NTNN, lão nông Nguyễn Văn Ơn buồn bã cho biết: “Mấy ngày nay giá dâu bòn bon chỉ còn 1.000 đồng/kg, trong khi những năm trước, khi vào chính vụ, thương lái vẫn vào tận vườn hái mua với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg. Năm nay, dâu bon rớt giá thảm hại mà thương lái không buồn mua”.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, từ năm 2012 đến nay, Trung tâm Thủy sản đã thực hiện các mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình VietGAP tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, T.X Sông Công và T.P Thái Nguyên (Thái Nguyên) đạt hiệu quả, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân địa phương.

Sóc Trăng có trên 18 ngàn ha nuôi thủy sản nước ngọt. Ưu thế của các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt là có thể kết hợp với các mô hình khác, như mô hình lúa – cá, vườn– ao –chuồng hoặc đơn giản chỉ là nuôi nhiều loại cá trong cùng một diện tích, giúp nông dân thu nhập từ nhiều nguồn. Trong đó cá tai tượng được nhiều nông dân chọn nuôi vì cho thu nhập rất cao.

Sau hơn 20 năm gắn bó với cây điều, anh đã tìm tòi, nghiên cứu phương pháp ghép mới. Anh lấy chồi của những cây điều sai trái ghép vào các cây điều già. Chồi ghép trên thân cây điều già phát triển rất tốt. Sau khoảng 9 tháng đã cho trái.