Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

6,9 Triệu Cây Cà Phê Giống Mới Đã Được Phân Phối Tới Nông Dân

6,9 Triệu Cây Cà Phê Giống Mới Đã Được Phân Phối Tới Nông Dân
Ngày đăng: 15/08/2014

Với sự hợp tác hiệu quả giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và công ty Nestlé Việt Nam, sau 3 năm triển khai, dự án NESCAFÉ Plan hỗ trợ nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai đã thu được nhiều kết quả nổi bật.

Cụ thể, đến quý 3/2014, dự án đã phân phối gần 6,9 triệu cây giống cà phê cho nông dân, tăng gấp 91 lần so với lúc triển khai chương trình vào năm 2011 (76.000 cây), 2012 (786.000 cây), 2013 (2.060.000 cây), 2014 (4.000.120 cây). Số nông dân nhận được cây giống trong thời gian đó cũng tăng từ khoảng 300 người lên trên 19.000 người.

Ngoài ra, chương trình cũng tác động tích cực đến việc cung ứng trên 16 tấn hạt giống tốt, chất lượng cao của WASI để bà con nông dân tự ươm giống, phục vụ tái canh trên diện tích cà phê già cỗi. Bên cạnh đó, cũng đã có khoảng 21.000 nông dân được tập huấn kỹ thuật dựa trên nền tảng của bộ quy tắc quốc tế 4C sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững.

Trong những năm gần đây, vấn đề cây cà phê già cỗi ngày càng trở nên nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên vì năng suất cây cà phê già bị sụt giảm tới 50%. Diện tích cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi nay đã chiếm hơn 20% trên toàn Tây Nguyên, nâng diện tích phải trồng mới trong 10 năm tới khoảng 140 - 150 nghìn hecta.

Trong khi đó, việc trồng lại cây con không hề đơn giản vì cây con dễ bị tuyến trùng tấn công, có trường hợp tỷ lệ chết lên đến 50%. Đây cũng là vấn đề được đặt ra gay gắt từ nhiều năm qua, đe dọa nghiêm trọng đến tính bền vững của một ngành xuất khẩu chủ lực và khiến người nông dân phải chứng kiến năng suất vườn cà phê của mình xuống dốc qua từng năm.

Việc lai tạo những giống cà phê mới với năng suất cao, kháng chịu sâu bệnh tốt đã được WASI tiến hành từ nhiều năm qua và đã tạo ra những giống cà phê mới đầy hứa hẹn. Đi cùng với hoạt động hỗ trợ cây giống, trong khuôn khổ dự án NESCAFÉ Plan các dịch vụ hỗ trợ miễn phí cho nông dân cũng được triển khai, bao gồm tập huấn kỹ thuật và cung cấp kiến thức chuyên môn canh tác cà phê bền vững, tập huấn về thu hoạch và sau thu hoạch, tưới tiết kiệm, làm phân vi sinh từ vỏ cà phê...

Theo kế hoạch đến cuối năm 2014, dự án NESCAFÉ Plan sẽ chuyển giao 7 triệu cây giống và tổ chức tập huấn cho 24.000 nông dân trồng cà phê tại những vùng trồng cà phê trọng điểm tại 5 tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Lão Nông Mê Nhãn Lão Nông Mê Nhãn

Sinh ra và lớn lên ở thủ phủ của nhãn lồng Khoái Châu (Hưng Yên), Chu Văn Vang đã dành tình yêu của mình cho cây nhãn. 15 tuổi, Vang đã bắt tay vào ươm, nhân giống, quyết tâm không để giống nhãn quý của quê hương mình bị mai một.

11/03/2013
Phòng, Trừ Bệnh Xuất Huyết Cho Cá Chép Phòng, Trừ Bệnh Xuất Huyết Cho Cá Chép

Bệnh bại huyết: Cá bệnh bề ngoài trông bình thường hoặc phía dưới lớp vảy ở vùng bụng bị xung huyết chuyển thành màu hồng, khi giải phẫu cá mắc bệnh thấy bên trong ứa ra máu loãng, các nội tạng có những đốm tụ huyết. Loại bệnh này do vi khuẩn Aeromonas gây nên.

22/08/2013
Nhà Nông “Khóc Ròng” Với Lúa Chất Lượng Cao Nhà Nông “Khóc Ròng” Với Lúa Chất Lượng Cao

Một nghịch lý đang xảy ra khiến hàng ngàn nông dân trồng lúa chất lượng cao lo âu và “khóc ròng” vì thương lái và doanh nghiệp chỉ mua lúa... chất lượng thấp.

12/03/2013
Bế Tắc Trong Dồn Điền Đổi Thửa Bế Tắc Trong Dồn Điền Đổi Thửa

Một xã có gần chục xứ đồng, với ba dạng địa hình trung du, gò đồi và trũng, chất đất, năng suất ở mỗi vùng vênh nhau, khiến việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ở xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) rơi vào bế tắc.

23/08/2013
Ngư Dân “Đổi Đời” Nhờ Tôm Hùm Ở Xã Đảo Cam Bình Ngư Dân “Đổi Đời” Nhờ Tôm Hùm Ở Xã Đảo Cam Bình

“Hơn 50% số dân lúc nào cũng có khoảng 200 - 300 triệu đồng trong nhà, nhiều người đã trở thành triệu phú, tỷ phú... nhờ vào tôm hùm” - lời kể của anh bạn mới quen về quê hương Cam Bình khiến tôi bỏ lửng chuyến công tác, rẽ ngang vào xã đảo giàu có ở đất Cam Ranh (Khánh Hòa)...

13/03/2013