Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

58 Hộ Được Hưởng Lợi Từ Dự Án Hỗ Trợ Phát Triển Đàn Trâu

58 Hộ Được Hưởng Lợi Từ Dự Án Hỗ Trợ Phát Triển Đàn Trâu
Ngày đăng: 03/12/2013

Với mục tiêu phát triển đàn trâu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân, dự án “Hỗ trợ phát triển đàn trâu trong vùng đồng bào dân tộc” được thực hiện liên tục từ năm 2007 đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Quy mô ban đầu của dự án là 56 con trâu (2 trâu đực và 54 trâu cái), đến nay qua 3 giai đoạn luân chuyển trâu, số nghé sinh ra được 131 con, giúp 58 hộ dân được hưởng lợi.

Dự án được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh xây dựng và triển khai từ năm 2007, tại xã Thiện Hưng (Bù Đốp) và xã Phước Minh (Bù Gia Mập). Tham gia dự án, mỗi hộ được nhận nuôi 3 con trâu mẹ, riêng hộ trình diễn nhận nuôi 4 con (1 trâu đực và 3 trâu cái), sau 2 năm sẽ luân chuyển hộ khác. Để chăn nuôi đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả, các hộ tham gia dự án được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh thú y, phòng bệnh cho đàn trâu.

Kết quả thực hiện dự án cho thấy, tổng số trâu, nghé được sinh ra tại xã Thiện Hưng là 69 con, đạt 107% kế hoạch đề ra và có 10 trâu mẹ đang mang thai. Tổng số trâu, nghé được sinh ra tại xã Phước Minh là 63 con, đạt 97,6% kế hoạch và có 5 trâu mẹ đang mang thai. Một số hộ trong 2 năm nuôi 2 con trâu mẹ đã sinh được 4 con nghé.

Do dịch bệnh, ảnh hưởng của thời tiết, tỷ lệ trâu cũng bị hao hụt nhưng trong khoảng cho phép của dự án. Trâu bị bệnh, chết, thanh lý là 14 con, số tiền thu được đã nộp lại Kho bạc nhà nước. Với số trâu cái và đực giống còn lại (42 con) sẽ thanh lý vào quý 4/2013, bình quân mỗi con thu 7 triệu đồng, ước tính số tiền nộp lại ngân sách khoảng 294 triệu đồng (kế hoạch của dự án thu 224 triệu đồng).

Ông Phạm Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Thiện Hưng cho biết: Dự án được chính quyền cơ sở đánh giá cao. Đây là một trong những mô hình an sinh xã hội hiệu quả, tạo việc làm cho một bộ phận người dân. Rất mong dự án được tiếp tục triển khai trong những năm tới và có thêm nhiều hộ dân được hưởng lợi.

Theo bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, trung tâm sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện dự án liên tục đến năm 2017.


Có thể bạn quan tâm

Tỉ phú 9X một năm đào ra 2 tỉ đồng trên cánh rừng hoang Tỉ phú 9X một năm đào ra 2 tỉ đồng trên cánh rừng hoang

Trên cánh rừng hoang nghèo kiệt chỉ có lau lách và cỏ dại, cô lập với khu dân cư, trong gần 6 năm khởi nghiệp, Nguyễn Văn Hảo trở thành tỉ phú trẻ nhất xã Tam Dị, doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng/năm.

22/09/2016
Bí quyết luân canh tôm cua bất bại, thu tiền tỷ mỗi năm Bí quyết luân canh tôm cua bất bại, thu tiền tỷ mỗi năm

“Thất bại không phải là vấn đề, quan trọng nhất là biết mình thất bại ở đâu. Trong nuôi tôm công nghiệp, ai thành công đều phải nếm trải nhiều lần thất bại mới rút ra được kinh nghiệm xương máu cho mình” – ông Trần Quang Hiên, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bộc bạch.

23/09/2016
Hiệu quả từ mô hình trang trại tổng hợp Hiệu quả từ mô hình trang trại tổng hợp

Nhờ vào sự linh hoạt và mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, ông Đinh Văn Sơn (xã Yên Thắng, Yên Mô) đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp có thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm.

23/09/2016
Triển vọng từ mô hình nuôi dê Triển vọng từ mô hình nuôi dê

Gần đây, hội viên nông dân Nguyễn Quốc Thắng, Chi hội Nông dân ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chủ động xây dựng mô hình nuôi dê nhốt chuồng quy mô lớn (thí điểm), khởi đầu cho phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội Nông dân xã phát động.

23/09/2016
Mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững Mô hình sản xuất hồ tiêu bền vững

Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác bất hợp lý, đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và cải thiện môi sinh nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Chư Pưh đã triển khai dự án phát triển hồ tiêu bền vững bằng các chế phẩm sinh học.

23/09/2016