Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

50 tỷ đồng chuyển giao bản quyền giống ngô

50 tỷ đồng chuyển giao bản quyền giống ngô
Ngày đăng: 29/06/2015

Với tổng giá trị chuyển giao - chuyển nhượng gần 50 tỷ đồng, sự kiện này tiếp tục khẳng định hiệu quả, vị thế của Viện về nghiên cứu giống ngô trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn thách thức.

4 hợp đồng chuyển giao bản quyền, chuyển nhượng quyền phân phối một số giống ngô lai mới của Viện bao gồm: Chuyển giao bản quyền giống ngô lai LVN 102 cho Cty CP Bảo vệ thực vật TW 1 với giá trị 4,2 tỷ đồng;

Chuyển nhượng quyền phân phối và đặt hàng SX giống ngô lai A 380 cho Cty CP Đại Thành với lượng hạt giống 520 tấn, tổng giá trị hợp đồng là 25 tỷ đồng;

Chuyển nhượng quyền phân phối và đặt hàng SX giống ngô lai HT 119 cho Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang với khối lượng hạt giống 350 tấn, tổng giá trị hợp đồng 17 tỷ đồng;

Chuyển nhượng quyền phân phối và đặt hàng SX giống ngô lai LVN 111 cho Cty CP Bảo vệ thực vật TW 1 với khối lượng hạt giống 30 tấn, tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷ đồng. Tổng giá trị 4 hợp đồng được ký kết là 48,2 tỷ đồng.

Ngoài 4 hợp đồng chuyển giao bản quyền và chuyển nhượng quyền phân phối, Viện Nghiên cứu ngô cũng đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển 2 giống ngô gồm LVN 883 và VN 556 với Cty CP Bảo vệ thực vật TW 1.

Tại lễ ký kết, TS Bùi Mạnh Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô tiết lộ: "Tháng 11/2015 tới đây, Viện sẽ ký thêm một hợp đồng chuyển giao bản quyền giống ngô cho Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC).

Nếu hợp tác giữa Viện và SSC thành công trong năm 2015 thì đây sẽ là lần đầu tiên qua 4 thế hệ lãnh đạo, Viện Nghiên cứu ngô mới chính thức có sản phẩm giống ngô được SSC “nhòm ngó”, một DN lớn trong ngành giống".

Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cùng với gần chục bản quyền giống và các tiến bộ kỹ thuật đã được các DN tiếp nhận và phân phối trước đây, 5 sự kiện chuyển giao, hợp tác SX giống ngô vừa được ký kết đã đưa Viện Nghiên cứu ngô trở thành đơn vị khoa học trong ngành giống có số lượng sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao bản quyền đưa ra SX lớn nhất hiện nay.

“Với chủ trương siết chặt công nhận giống của Bộ NN-PTNT, việc Viện Nghiên cứu ngô liên tiếp đưa ra nhiều giống mới, được DN đón nhận ký bản quyền cho thấy nỗ lực và hiệu quả nghiên cứu của Viện đang được thực tiễn chấp nhận”, ông Định đánh giá.

Đồng tình với nhận xét này, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ KH-CN&MT (Bộ NN-PTNT) cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam sẽ tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại quốc tế sắp tới, ngành giống nói chung, đặc biệt giống ngô sẽ chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn nữa bởi các tập đoàn SX giống ngô đa quốc gia, mà trước mắt là các giống ngô chuyển gen đã được đưa vào SX.

Trong bối cảnh đó, Viện Nghiên cứu ngô tạo được niềm tin, cùng thống nhất ý tưởng và có sự tham gia ngay từ đầu của các DN là một hướng vô cùng quan trọng để từng bước trụ vững, tự chủ nguồn giống ngô trong nước.

Cũng theo bà Thủy, từ năm 2016, các Viện nghiên cứu công lập sẽ bắt đầu chuyển sang cơ chế tự chủ, vì vậy thành quả của Viện Nghiên cứu ngô sẽ là tiền đề vững chắc cho các giai đoạn tới.

Cùng với giống ngô lai, sắp tới, Viện Nghiên cứu ngô sẽ thành lập thêm một số bộ môn nghiên cứu mới phù hợp hơn với chiến lược phát triển cũng như điều chỉnh lại hướng nghiên cứu để hình thành các nhóm sản phẩm mới có tính đột phá.

Theo đó, Viện sẽ thành lập thêm 4 bộ môn mới gồm: Công nghệ gen, Thức ăn gia súc, Ngô thực phẩm và Chọn tạo dòng công nghệ cao.

Với bộ môn Công nghệ gen, mục tiêu sẽ cho ra được nhóm sản phẩm nhóm ngô chuyển gen. Với cây thức ăn gia súc, hiện Cty sữa Cô gái Hà Lan đã đặt hàng cho Viện 200 nghìn USD để chọn ra một giống thức ăn xanh cho bò sữa.

Ngoài ra viện sẽ hướng tới SX giống cao lương. Hiện SSC đã đặt hàng Viện một giống cao lương có năng suất đạt yêu cầu và độ đường đạt 6 - 9% sẽ bỏ tiền mua bản quyền.

(TS. Bùi Mạnh Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô)

Với tổng sản lượng giống mang thương hiệu Việt Nam từ 6.000 - 7.000 tấn/năm, sản phẩm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu ngô hiện đã chiếm 30 - 35% thị phần giống ngô cả nước và đang tiếp tục chiếm lĩnh thị phần.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Ngô Làm Thức Ăn Cho Bò Sữa Đem Lại Lợi Ích Kép Trồng Ngô Làm Thức Ăn Cho Bò Sữa Đem Lại Lợi Ích Kép

Chiều dần buông trên cao nguyên Mộc Châu tươi đẹp, bà Vũ Thị Đáng (đơn vị 70, Nông trường Mộc Châu) đang bổ những nhát cào vào “núi” thức ăn cao vài mét, rộng vài chục mét vuông tại hố ủ ướp thức ăn chứa trên 400 tấn, để đem bữa tối cho 43 “nàng” bò trong trang trại của mình.

06/10/2014
Nhật Bản Tiếp Tục Hỗ Trợ Bình Định Xuất Khẩu Cá Ngừ Nhật Bản Tiếp Tục Hỗ Trợ Bình Định Xuất Khẩu Cá Ngừ

Ngày 4.10, UBND tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với đoàn thủy sản Nhật Bản về việc duy trì, phát triển hoạt động mô hình khai thác, thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương theo chuỗi.

06/10/2014
​Thương Lái Trung Quốc Lại Gom Mua Cá Sấu ​Thương Lái Trung Quốc Lại Gom Mua Cá Sấu

Nhiều đơn vị sản xuất các sản phẩm từ da cá sấu trong nước phải khóc ròng vì thiếu nguồn da để sản xuất, do người nuôi đổ xô bán cá sấu sống cho Trung Quốc.

06/10/2014
Chưa Có Lối Ra Bền Vững Cho Cây Dong Riềng Chưa Có Lối Ra Bền Vững Cho Cây Dong Riềng

Cuối tháng 9, giá bột dong riềng tại Bắc Kạn đã tăng thêm khoảng 6.000 đ/kg, giá củ dong tươi tại các vườn cũng đang nhích lên từng ngày, các thương lái đặt mua với giá 1.600 đ/kg, nhiều nông dân cảm thấy tiếc vì năm nay không trồng...

06/10/2014
Hợp Tác Nông Nghiệp Với Tỉnh Ibaraki - Nhật Bản Hợp Tác Nông Nghiệp Với Tỉnh Ibaraki - Nhật Bản

Ông Hashimoto nhấn mạnh: Vào tháng 3 năm nay, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm tỉnh Ibaraki, tham quan Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp của tỉnh. Trong sự kiện đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam và Thống đốc tỉnh Ibaraki đã ký kết Bản ghi nhớ về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

06/10/2014