50.000 tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan sẽ cập cảng Indonesia

Số gạo trên nằm trong số hơn 1 triệu tấn gạo mà Indonesia đã đàm phán để nhập khẩu làm nhiều đợt từ hai nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan và Việt Nam.
Người phụ trách Văn phòng Bulog tại Dumai, ông Agus Sabelia Titov (A-gớt Xa-bê-li-a Ti-tốt) nói rằng Bulog sẽ dùng số gạo trên để bù đắp lượng gạo thiếu hụt và có thể 20.000 tấn gạo sẽ được giao trước trong đợt đầu của năm 2016.
Ông Agus cho biết thêm Chính phủ Indonesia quyết định nhập khẩu gạo để đảm bảo nguồn cung trên thị trường nhằm ổn định giá của mặt hàng thiết yếu đối với 250 triệu dân của quốc đảo.
Trước đó, đã có những lô hàng gạo nhập khẩu không chỉ được chuyển đến thủ đô Jakarta, mà còn được phân bố đều ra một số cảng biển khác như Merauke, Papua, Bắc Sulawesi… nhằm tạo thuận lợi cho việc phân phối.
Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, tình trạng hạn hán kéo dài từ tháng 8-11 năm nay khiến ngành sản xuất lúa gạo của Indonesia thất thu.
Sản lượng lúa của nước này không đạt mức 75,5 triệu tấn trong năm nay như ước tính trước đó của Cục Thống kê Quốc gia.
Giám đốc Bulog Djarot Kusumayakti cho hay lượng gạo tồn kho của Indonesia tính đến tháng 12 dự kiến chỉ đạt khoảng 62.000 tấn, trong khi cần dự trữ từ 1,5-2 triệu tấn mới có thể đáp ứng nhu cầu trước khi vào vụ thu hoạch mới đầu năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

Sở Khoa học và Công nghệ Long An vừa tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả điều tra “Tình hình chăn nuôi, đặc điểm ngoại hình gà tàu và đề xuất quy trình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học sẽ thực hiện từ nay đến tháng 10/2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” đây là giai đoạn 1 của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà tàu theo hướng an toàn sinh học tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” do phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành đăng ký chủ trì thực hiện; tiến sĩ Đoàn Đức Vũ giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam và kỹ sư Nguyễn Thị Đậm trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành làm chủ nhiệm đề tài.

Từ lâu, các nhà khoa học đã khuyến cáo nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu hoặc luân canh lúa màu trên đất lúa kém hiệu quả.

Nghề nuôi cá mú lồng dọc cửa sông Đầm đã có từ nhiều năm nay, và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Thế nhưng, nhiều ngày nay cá chết hàng loạt khiến nông dân khốn đốn…