50.000 tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan sẽ cập cảng Indonesia

Số gạo trên nằm trong số hơn 1 triệu tấn gạo mà Indonesia đã đàm phán để nhập khẩu làm nhiều đợt từ hai nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan và Việt Nam.
Người phụ trách Văn phòng Bulog tại Dumai, ông Agus Sabelia Titov (A-gớt Xa-bê-li-a Ti-tốt) nói rằng Bulog sẽ dùng số gạo trên để bù đắp lượng gạo thiếu hụt và có thể 20.000 tấn gạo sẽ được giao trước trong đợt đầu của năm 2016.
Ông Agus cho biết thêm Chính phủ Indonesia quyết định nhập khẩu gạo để đảm bảo nguồn cung trên thị trường nhằm ổn định giá của mặt hàng thiết yếu đối với 250 triệu dân của quốc đảo.
Trước đó, đã có những lô hàng gạo nhập khẩu không chỉ được chuyển đến thủ đô Jakarta, mà còn được phân bố đều ra một số cảng biển khác như Merauke, Papua, Bắc Sulawesi… nhằm tạo thuận lợi cho việc phân phối.
Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, tình trạng hạn hán kéo dài từ tháng 8-11 năm nay khiến ngành sản xuất lúa gạo của Indonesia thất thu.
Sản lượng lúa của nước này không đạt mức 75,5 triệu tấn trong năm nay như ước tính trước đó của Cục Thống kê Quốc gia.
Giám đốc Bulog Djarot Kusumayakti cho hay lượng gạo tồn kho của Indonesia tính đến tháng 12 dự kiến chỉ đạt khoảng 62.000 tấn, trong khi cần dự trữ từ 1,5-2 triệu tấn mới có thể đáp ứng nhu cầu trước khi vào vụ thu hoạch mới đầu năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Vụ chiêm-xuân 2013-2014 xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, đặc biệt là ở 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc luôn duy trì ở mức 0.10-5 phần nghìn khiến các trạm bơm vùng triều gặp khó khăn do nguồn nước bị xâm nhập mặn nặng, thời gian bơm bị giảm đến mức báo động, một số cống lấy nước vùng triều phải đóng cửa.

Năm 2014, Công ty CP Nông sản Phú Gia, khu D - Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) đã sản xuất được 55.000 tấn thức ăn chăn nuôi, tăng 10% so với năm 2013, doanh thu đạt 380 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 2,2 tỷ đồng, bảo đảm việc làm cho người lao động với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng...

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2014, kim ngạch XK tôm sang thị trường Hàn Quốc đạt 318 triệu USD, tăng hơn 41% so với năm 2013. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này trong năm vừa qua với thị phần lên đến hơn 40%.

Trước thực trạng trên, huyện Nga Sơn đã xây dựng Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, đẩy mạnh phát triển kinh tế 6 xã ven biển, giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”. Thời gian thực hiện chưa nhiều, song hiệu quả của đề án bước đầu đã được khẳng định.

Ngày 1/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo Quyết định 241 của Thủ tướng Chính phủ.