50.000 tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan sẽ cập cảng Indonesia

Số gạo trên nằm trong số hơn 1 triệu tấn gạo mà Indonesia đã đàm phán để nhập khẩu làm nhiều đợt từ hai nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan và Việt Nam.
Người phụ trách Văn phòng Bulog tại Dumai, ông Agus Sabelia Titov (A-gớt Xa-bê-li-a Ti-tốt) nói rằng Bulog sẽ dùng số gạo trên để bù đắp lượng gạo thiếu hụt và có thể 20.000 tấn gạo sẽ được giao trước trong đợt đầu của năm 2016.
Ông Agus cho biết thêm Chính phủ Indonesia quyết định nhập khẩu gạo để đảm bảo nguồn cung trên thị trường nhằm ổn định giá của mặt hàng thiết yếu đối với 250 triệu dân của quốc đảo.
Trước đó, đã có những lô hàng gạo nhập khẩu không chỉ được chuyển đến thủ đô Jakarta, mà còn được phân bố đều ra một số cảng biển khác như Merauke, Papua, Bắc Sulawesi… nhằm tạo thuận lợi cho việc phân phối.
Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, tình trạng hạn hán kéo dài từ tháng 8-11 năm nay khiến ngành sản xuất lúa gạo của Indonesia thất thu.
Sản lượng lúa của nước này không đạt mức 75,5 triệu tấn trong năm nay như ước tính trước đó của Cục Thống kê Quốc gia.
Giám đốc Bulog Djarot Kusumayakti cho hay lượng gạo tồn kho của Indonesia tính đến tháng 12 dự kiến chỉ đạt khoảng 62.000 tấn, trong khi cần dự trữ từ 1,5-2 triệu tấn mới có thể đáp ứng nhu cầu trước khi vào vụ thu hoạch mới đầu năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nằm giữa hai con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, lại có 12km bờ biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ quy hoạch vùng sản xuất, xác định cơ cấu con nuôi phù hợp với trình độ thâm canh của các hộ nuôi và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?

Sau 3 năm triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”, tổng diện tích lúa đạt trên 10.000 héc-ta của trên 6.400 lượt nông dân tham gia. Kỹ sư Châu Ngọc Thi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Châu Thành (An Giang) tâm đắc: Mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích lúa “Cánh đồng mẫu lớn” đang ngày càng mở rộng.