5 tỉnh dẫn đầu sản lượng tôm

Cà Mau
6 tháng đầu năm, diện tích thả nuôi trên 267.000 ha, Cà Mau dẫn đầu cả nước về sản lượng tôm thu hoạch với 84.440 tấn (tôm thẻ chân trắng (TTCT) 30.513 tấn, tôm sú 53.927 tấn). Tuy nhiên, thời gian qua, nuôi tôm tại Cà Mau cũng gặp nhiều khó khăn do tình trạng tôm chết diễn biến phức tạp, yếu tố thời tiết, thiếu vốn sản xuất, ao đầm ô nhiễm nhiều vụ, khó cải tạo, giá tôm nguyên liệu xuống thấp, giá bán tôm nguyên liệu rẻ hơn giá đầu vào... Người nuôi mong muốn cơ quan quản lý nhà nước có những chính sách hỗ trợ diện tích tôm bị thiệt hại, tăng cường quản lý chất lượng con giống, vật tư đầu vào, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua tôm nội địa…
Bạc Liêu
Bạc Liêu đã thu hoạch 34.605 tấn tôm trong 6 tháng đầu năm (TTCT 5.542 tấn, tôm sú 29.063 tấn), với diện tích thả nuôi 117.628 ha. Thời gian qua, Bạc Liêu đã triển khai mô hình nuôi tôm thâm canh, cánh đồng tôm mẫu, nuôi tôm theo công nghệ sinh học… giúp đạt năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên, tôm nuôi bị thiệt hại cũng tăng, do thời tiết bất lợi, con giống… Ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân như: cử cán bộ kỹ thuật bám sát vùng nuôi, hướng dẫn người dân xử lý thiệt hại; thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường để phổ biến, hướng dẫn người nuôi tôm, thông báo lịch điều tiết nước để các hộ dân nắm rõ...
Kiên Giang
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 20.000 tấn tôm (TTCT trên 4.000 tấn, tôm sú trên 15.000 tấn), thả nuôi trên 97.000 ha. Sản lượng tôm tăng so với cùng kỳ năm ngoái, do hiện nay đã vào thời điểm thu hoạch tôm nuôi chính vụ, gồm tôm nuôi công nghiệp, quảng canh cải tiến và tôm - lúa. Năm nay, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng tôm 52.000 tấn.
Sóc Trăng
Tính đến cuối tháng 6, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 5.500 ha, chiếm hơn 29% diện tích đã thả nuôi. Vụ tôm nuôi 2015, Sóc Trăng tiếp tục là điểm nóng tôm nuôi bị thiệt hại. Tuy nhiên, với trên 12.000 tấn tôm đã thu hoạch trong 6 tháng (TTCT trên 1.300 tấn, tôm sú trên 11.000 tấn), sản lượng tôm tỉnh này vẫn cao thứ tư trong nước. Cũng thời gian này, đã thả nuôi trên 20.000 ha, chiếm hơn 40% kế hoạch. Từ nay đến cuối năm, Sóc Trăng còn khoảng 35.000 ha, dự kiến diện tích này được thả nuôi trong thời gian tới.
Bến Tre
Với trên 16.000 tấn tôm (TTCT trên 12.000 tấn, tôm sú 4.500 tấn) thu hoạch trong 6 tháng, đã đưa Bến Tre trở thành tỉnh có sản lượng tôm thu hoạch lớn thứ năm trong nước. Tỉnh đã thả nuôi trên 30.000 ha tôm nước lợ. Dự kiến, năm nay tổng diện tích nuôi TTCT tại Bến Tre khoảng 4.390 ha, sản lượng tôm 56.000 tấn. Thời gian qua, dịch bệnh trên tôm tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp Bến Tre khuyến cáo người nuôi tập trung xử lý ao nuôi để dứt điểm nguồn dịch bệnh, chọn mua tôm giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận kiểm dịch, không xả thải nước ra môi trường xung quanh khi tôm chết.
Có thể bạn quan tâm

Nhận thấy thị hiếu ngày càng cao của người dân, cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, người dân Đắc Sở đã chuyển đổi sang trồng cây phật thủ. Hiện nay, gần 80% hộ dân của xã đều trồng loại cây “hái ra tiền” này. Một sào đất có thể trồng được từ 20 – 25 cây, trồng thẳng hàng.

Năm 2014, Xí nghiệp Thức ăn chăn nuôi thủy sản Afiex đã sản xuất hơn 70.000 tấn thức ăn chăn nuôi đưa ra thị trường, với các loại sản phẩm: Thức ăn cho heo, cá giống, vịt đẻ, cá có vẩy… đạt doanh số gần 1.000 tỷ đồng. Sản phẩm của xí nghiệp liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, Top 10 thương hiệu – nhãn hiệu chăn nuôi nổi tiếng Việt Nam 2014.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 vừa qua, thời tiết thuận lợi, giá cả một số loại thủy sản tăng đã khuyến khích ngư dân ra khơi bám biển. Trong năm, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau gần 480.000 tấn, đạt 104% kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Thuận (tổ dân phố Hậu Phước, phường Ninh Hà) cho biết: “Nuôi tôm trái vụ nếu gặp thời tiết thuận lợi thì có lãi, nhưng gặp mưa bão thì mất trắng. Cũng vì sự bấp bênh ấy mà người dân không dám thả nuôi nhiều”. Năm 2013, 2 vụ nuôi chính, gia đình ông Thuận thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình ông tiếp tục thả nuôi vụ phụ vào mùa đông với 15 vạn con tôm thẻ chân trắng, 6.000 con cua, 3.000 con cá dìa.

Cá bông lau là loài da trơn, thân mình thon dài, đuôi đỏ, chỉ đánh bắt trong môi trường tự nhiên nên cá được nhiều người ưa chuộng bởi thịt trắng, sạch, béo, mùi thơm đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Loài cá này không dễ đánh bắt, ngày nay lại càng hiếm hơn khiến giá bán rất cao, từ 150.000 - 250.000 đồng/kg, có khi bắt được cá lớn bán được cả triệu đồng. Theo kinh nghiệm riêng, người đánh bắt xác định những vùng nước có ổ cá để giăng lưới, rồi nằm tài đợi cả đêm cũng như dân chạy xe ôm chờ khách.