Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

5 Mặt Hàng Phục Vụ Chế Biến

5 Mặt Hàng Phục Vụ Chế Biến
Ngày đăng: 06/08/2014

5 mặt hàng tiêu biểu được chọn thực hiện là cao su, cà phê, chè, tôm và rau quả.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, 5 mặt hàng tiêu biểu được chọn thực hiện trong kế hoạch này là cao su, cà phê, chè, tôm và rau quả.

Theo bản kế hoạch này, công nghiệp chế biến nông, thủy sản đang chiếm khoảng 20% giá trị SX công nghiệp Việt Nam và tỷ trọng này không có thay đổi lớn trong suốt 10 năm qua. Trong khi đó, theo dự báo của tổ chức Euromonitor International, thị trường thực phẩm được đóng gói trên toàn cầu có quy mô 860 tỷ USD vào năm 2010 và dự báo sẽ tăng lên tới gần 1.000 tỷ USD vào năm 2015.

Điều này cho thấy tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản ở Việt Nam hãy còn khá lớn, nhất là khi hầu hết các sản phẩm chế biến nông, thủy sản hiện nay còn ở dạng sơ chế, tỷ lệ chế biến sâu còn khá thấp.

Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp tham gia chế biến nông, thủy sản là không ít. Đến năm 2012, cả nước có trên 6.000 doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản. Đây là lĩnh vực công nghiệp SX có nhiều doanh nghiệp hoạt động nhất.

Không những thế, các sản phẩm nông, thủy sản chế biến của Việt Nam vẫn còn gặp phải những vấn đề về an toàn thực phẩm, khi nhiều trường hợp bị dừng XK do có dư lượng thuốc BVTV hay dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn quốc tế như GMP, HACCP chưa được hiểu biết rộng rãi trong các doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản.

Chỉ tính riêng ở thị trường Nhật Bản, trong năm 2011, thống kê của Bộ Y tế, Phúc lợi và Lao động Nhật Bản cho thấy, có tới 166 vụ hàng nông, thủy sản chế biến của Việt Nam vi phạm Luật ATVSTP của nước này, chiếm 13,2% tổng số vụ vi phạm. Qua đó, trong năm 2011, hàng nông, thủy sản chế biến của Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mỹ về số vụ vi phạm ATVSTP ở Nhật Bản.

Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Bộ Công thương, Bộ KH-CN và UBND các tỉnh, TP, lựa chọn 5 mặt hàng có tiềm năng, gồm cao su, cà phê, chè, tôm và rau quả. Những mặt hàng này phải tổ chức SX theo từng nhóm hộ nông dân, khuyến khích thành lập các HTX nông nghiệp (liên kết ngang), thể chế hóa liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân thông qua việc ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm (liên kết dọc); giải quyết các vấn đề liên quan đến dư lượng thuốc BVTV, kháng sinh trong nguyên liệu; tổ chức chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp SX theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C…

Tuy còn những hạn chế lớn như trên, nhưng trong bản Kế hoạch, Chính phủ đã định hướng đến năm 2020, đưa Việt Nam trở thành quốc gia cung cấp tin cậy về các sản phẩm nông, thủy sản và thực phẩm an toàn với chất lượng cao.

Mục tiêu cụ thể là xác lập lòng tin trên thị trường thế giới về Việt Nam là một quốc gia SX các sản phẩm nông, thủy sản và thực phẩm an toàn chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Xác lập 3 - 5 mặt hàng nông, thủy sản và thực phẩm chế biến có thể tạo nên hình ảnh thương hiệu của Việt Nam.

Với định hướng và mục tiêu như trên, Chính phủ đã xác định 4 vấn đề chiến lược: Bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định về số lượng và chất lượng; nâng cao hàm lượng chế biến; hiện đại hóa lưu thông; cải thiện các hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu.

Đặc biệt, trong vấn đề nâng cao hàm lượng chế biến nông, thủy sản, các Bộ ngành và chính quyền các địa phương phải thúc đẩy liên doanh trong lĩnh vực chế biến giữa doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam.

Đồng thời áp dụng chu trình SX khép kín với hệ thống quản lý tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường Nhật Bản hoặc quốc tế, thúc đẩy chuyển giao công nghệ của Nhật Bản trong lĩnh vực chế biến, đóng gói, bảo quản nông, thủy sản.

Bên cạnh đó là hàng loạt các kế hoạch hành động khác như nâng cao năng lực một số cơ sở nghiên cứu và phát triển liên quan đến chế biến nông, thủy sản; Nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhỏ trong lưu thông, phân phối; thúc đẩy hình thành hệ thống hạ tầng lưu thông, phân phối (sàn đấu giá nông sản, hệ thống sơ chế sản phẩm tại các chợ đầu mối, kênh phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng);

Hỗ trợ các hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu; Xây dựng và triển khai thí điểm khu chế biến nông nghiệp công nghệ cao; Thúc đẩy ký kết hiệp định công nhận lẫn nhau về kết quả kiểm định chất lượng nông, thủy sản giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu…


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Trong 5 Tháng Đều Tăng Sản Lượng Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Trong 5 Tháng Đều Tăng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 5-2012 đạt 310.000 tấn, đưa sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 5 tháng đầu năm đạt 1.016.000 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011.

28/05/2012
“Tự Cấp” Vùng Nguyên Liệu - Hướng Phát Triển Bền Vững “Tự Cấp” Vùng Nguyên Liệu - Hướng Phát Triển Bền Vững

Hiện nay, để tránh tình trạng thiếu nguyên liệu, thu mua cạnh tranh, sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn đang ngày càng có xu hướng “tự cấp”.

07/11/2011
Trồng Chanh Chùm Thoát Nghèo Trồng Chanh Chùm Thoát Nghèo

Trước đây cây chanh thường được nông dân trồng xen chứ không ai trồng chuyên canh. Bởi chanh chẳng cho hiệu quả là mấy, bán giá thấp. Cho đến khi có người bạn chuyên bán giống cây trồng ở Bến Tre giới thiệu có giống chanh tàu chùm mới nhập về, thuyết phục mua nên ông Dũng mạnh tay mua về trồng thử trên đất phía sau nhà 2.000 gốc với giá lúc đó là 22.000 đồng/gốc

27/08/2011
Dồn Sức Chống Hạn Cho Lúa Dồn Sức Chống Hạn Cho Lúa

Ông Trần Văn Thọ - PGĐ Cty TNHH MTV QLKTCTTL Quảng Trị cho biết năm nay diễn biến thời tiết, khí hậu bất thuận, vụ đông xuân 2011 kéo dài hơn một tháng nên tình hình nước tưới chống hạn cho lúa vụ hè thu cũng hết sức căng thẳng

03/09/2011
Kết Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm Ở Na Hang Kết Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm Ở Na Hang

Thực hiện Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP), năm 2011 Chi cục Thủy sản tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm” tại xã Năng Khả, huyện Na Hang với diện tích 0,5 ha, số lượng cá giống thả nuôi là 10.000 con, có 10 hộ gia đình tham gia. Sau 5 tháng thực hiện mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khả quan, mở ra hướng làm kinh tế mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở Na Hang.

16/05/2012