5 Loại Giống Triển Vọng Với Vùng Đất Phèn Mặn

Ngày 8-4, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) Hậu Giang tổ chức buổi Hội thảo đánh giá đặc tính và chọn ra các giống lúa có triển vọng làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới tại ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ.
Theo đó, trong vụ Đông xuân 2013-2014, Ban Quản lý Khu NNƯDCNC Hậu Giang đã bố trí khảo nghiệm bộ giống lúa có triển vọng tại địa bàn xã Vĩnh Viễn A, để đánh giá các đặc tính của từng loại giống làm cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp và tạo nền tảng phục vụ cho phát triển sản xuất của Khu NNƯDCNC Hậu Giang sau này.
Đây là các loại giống có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, với thời gian sinh trưởng trung bình từ 90-100 ngày, đặc biệt là một số giống còn có khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh vàng lùn, đạo ôn và canh tác được trên vùng đất phèn, thích ứng khi nồng độ mặn lên đến 4,5 phần ngàn.
Sau khi được tham quan thực tế ngoài đồng ruộng, hàng chục hộ dân đã đánh giá cao mức độ thích nghi của 5 loại giống được trồng khảo nghiệm gồm: OM 3673, OM 5451, OM 6L, OM 8108 và OM 4900.
Có thể bạn quan tâm

Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến tới thời điểm này, toàn tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc thả giống nuôi thủy sản với tổng diện tích là 1.300 ha. Hiện tại, bà con đang tích cực chăn nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nhằm phòng chống các loại bệnh trong mùa mưa.