470 trang trại được cấp phép nuôi động vật hoang dã

Trong đó, 345 trại nuôi động vật hoang dã thông thường với 3.742 cá thể nhím, lợn rừng, chim trĩ, hươu sao, dúi, gà rừng, nai; 125 trại nuôi động vật hoang dã quý hiếm với 11.873 cá thể gồm gấu, gấu ngựa, rùa câm, kỳ đà vân, rắn hổ mang, rắn ráo trâu, cá sấu nước ngọt, chim công.
Tất cả các trang trại nuôi động vật hoang dã được cấp giấy phép phải tuân thủ đầy đủ các quy định về nuôi động vật hoang dã như đã cam kết, đồng thời phải báo cáo để tránh tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép.
Thời gian qua, trước tình hình săn bắt, mua bán, vận chuyển, kinh doanh nhiều cá thể động vật quý, hiếm trên địa bàn tỉnh diễn ra phức tạp, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã lập nhiều chốt tại các điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, rừng đặc dụng, khu bảo tồn để kiểm soát, đồng thời phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh từ động vật lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 20 năm lăn lộn trên thương trường, giờ đây ông làm chủ một trang trại chăn nuôi quy mô hiện đại với tổng doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng. Đó là cựu chiến binh Lương Văn Tuấn ở thôn Gia Tiến, xã Tân Trung, huyện Tân Yên (Bắc Giang).

Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh thông báo: Đơn vị này vừa phát hiện 8/31 mẫu heo dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta - agonist (chất tạo nạc, thuốc tăng trọng cho heo) có xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang khi nhập vào các lò giết mổ ở TP. Hồ Chí Minh. Ngày 10-8, trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Mến, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, ngành chức năng tỉnh ta đã lấy rất nhiều mẫu ở nhiều nơi trong tỉnh để gửi xét nghiệm nhưng không phát hiện mẫu nào dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta - agonist.

Tận dụng nguồn rơm sẵn có ở địa phương, sau khi thu hoạch lúa Hè thu, nhiều hộ dân ở Trường Long A, Tân Hòa, Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, mua rơm về chất nấm. Thời điểm này, bà con bắt đầu thu hoạch nấm, năm nay nấm rơm có giá cao, nên hộ nào trồng nấm năng suất thấp cũng có lời.

Sáng 13/8, Công an TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, đã đưa đối tượng Nguyễn Thị Hằng My (26 tuổi, ngụ tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) và chồng là Lê Trọng Nghĩa (44 tuổi, ngụ tại quận 1, TP Hồ Chí Minh) về trụ sở Công an thành phố để làm rõ hành vi và mục đích trồng cây cần sa trái phép.
Những năm gần đây, chùm ngây là loại cây rau mới được một số hộ nông dân Hưng Yên mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, người dân cần thận trọng trong việc nhân rộng diện tích loại cây trồng này bởi hiện nay đầu ra cho sản phẩm này vẫn còn tương đối bấp bênh.