470 trang trại được cấp phép nuôi động vật hoang dã

Trong đó, 345 trại nuôi động vật hoang dã thông thường với 3.742 cá thể nhím, lợn rừng, chim trĩ, hươu sao, dúi, gà rừng, nai; 125 trại nuôi động vật hoang dã quý hiếm với 11.873 cá thể gồm gấu, gấu ngựa, rùa câm, kỳ đà vân, rắn hổ mang, rắn ráo trâu, cá sấu nước ngọt, chim công.
Tất cả các trang trại nuôi động vật hoang dã được cấp giấy phép phải tuân thủ đầy đủ các quy định về nuôi động vật hoang dã như đã cam kết, đồng thời phải báo cáo để tránh tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép.
Thời gian qua, trước tình hình săn bắt, mua bán, vận chuyển, kinh doanh nhiều cá thể động vật quý, hiếm trên địa bàn tỉnh diễn ra phức tạp, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã lập nhiều chốt tại các điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, rừng đặc dụng, khu bảo tồn để kiểm soát, đồng thời phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh từ động vật lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 5 năm xây dựng Chương trình nông thôn mới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ mới có 8/43 xã hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ở đây làm chậm nhưng chắc.

Hơn 10 năm trước cánh đồng thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hoang hóa bạc màu. Từ năm 2010, ND thôn Tuấn Tú đã mạnh dạn trồng cây măng tây. Nhờ vậy, thu nhập của bà con tăng lên đáng kể.

Đó là tuyến đường bê tông nội thôn chỉ mất 12 ngày cho việc hoàn thành và đưa vào sử dụng tại thôn Ngầu 1 xã Võ Lao (Văn Bàn, Lào Cai). Đây là một dấu ấn mới, một thành tích đáng tự hào trong việc huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới của thôn Ngầu 1.

Ông Nguyễn Phước Quang (ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) đã có sáng kiến độc đáo khi biến phế phẩm của cây chuốt hột thành sợi nguyên liệu để làm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ…

Vụ mùa vừa qua, hàng chục hộ trồng lúa trong khu vực được quy hoạch cánh đồng mẫu lúa trên địa bàn ấp 3, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình bị thất trắng vì nước nhiễm mặn do một số hộ dân trong khu vực tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm.