47 Hộ Tham Gia Thực Hiện Cánh Đồng Mẫu Dưa Hấu

Trong tháng 7/2013, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phối hợp với Công ty Giống Trang Nông, Công ty phân bón Bình Điền, Công ty Donatechno triển khai thực hiện cánh đồng mẫu dưa hấu cho 47 hộ dân ở ấp Huyền Đức, trên diện tích 24,1ha.
Được biết, các công ty sẽ cung ứng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ dân. Qua triển khai từ đầu vụ đến nay, đã có 17 hộ nhận 150kg phân bón và 39 lít thuốc trừ sâu và khi kết thúc vụ dưa hấu, công ty sẽ thu tiền chi phí đầu tư ban đầu, đồng thời hỗ trợ 500.000 đồng/ha đối với những hộ dân đăng ký mua phân bón của công ty và các đại lý.
Theo đánh giá của các ngành chuyên môn, những năm gần đây, cây màu trên địa bàn huyện phát triển mạnh, nhất là diện tích đưa cây màu xuống chân ruộng cũng ngày càng được mở rộng. Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn huyện đã xuống giống được 267,8ha màu các loại, nâng tổng số đến nay toàn huyện đã xuống giống được 9.604,45ha, trong đó, màu lương thực 1.874,45ha: bắp giống, khoai lang, khoai mì, bắp nếp, bắp sáp tập trung ở các xã Long Sơn, Nhị Trường, Mỹ Long Bắc, Thuận Hòa…; màu thực phẩm 1.177ha: dưa hấu, bí đỏ và rau màu các loại, màu công nghiệp 2.194,7ha: đậu phộng, mía thương phẩm.
Đến nay, toàn huyện Cầu Ngang đã thu hoạch được 4.430ha đậu phộng, dưa hấu, bắp giống, bí đỏ, năng suất đạt từ 30 - 35 tấn dưa hấu/ha; 8,5 -09 tấn đậu phộng/ha; 07 - 08 tấn bắp giống/ha; 20 - 30 tấn bí đỏ/ha, lợi nhuận bình quân của các loại cây màu này đạt từ 20 - 35 triệu đồng/ha, từ nguồn thu nhập này góp phần cùng địa phương sớm đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Anh Đổng Quang Khải ở xã Phước Ninh (huyện Thuận Nam) đầu tư chuyển dịch hiệu quả cây trồng trên cánh đồng thôn Tân Bổn. Anh tất bật bơm nước tưới cây thuốc lá nâu Madole xanh tốt đang vào mùa thu hoạch. Anh Khải cần mẫn gắn bó với đồng đất quê nhà đem lại thu nhập bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

Sau hơn 2 ngày ra khơi, sáng 2-3, thuyền ông Nguyễn Hai, thôn Lạc nghiệp 2 (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) cập cảng với sản lượng đánh bắt trên 8 tấn cá cơm, thu được hơn 80 triệu đồng; trừ chi phí ông còn lãi 70 triệu đồng.

Gần đây, tình trạng ngư dân sử dụng lưới lồng Trung Quốc (hay còn gọi là lồng xếp, lồng bẫy, lờ dây, lờ bát quái) để tận diệt thủy sản và nạn bơm hút cát để khai thác phễnh bằng máy bơm công suất lớn trên đầm Thị Nại diễn ra rầm rộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản (NLTS) và môi trường sinh thái.

Không ít nông dân ở vùng nguyên liệu mía thuộc huyện Long Phú, Cù Lao Dung chán nản, không còn mặn mà trồng mía nữa, nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm, họ thuê máy cuốc đào phá bỏ ruộng mía, làm ao nuôi tôm.

Cá chình là một trong những đối tượng nuôi được đánh giá là mang lại lợi ích kinh tế khá cao, hiện đang được các nước đầu tư nuôi theo hướng công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường.