40% nông dân sử dụng thuốc BVTV sai cách

Cụ thể, theo một điều tra mới đây của Cục BVTV, có đến 40% tỷ lệ người nông dân trồng rau tại các tỉnh sử dụng thuốc BVTV sai cách với nồng độ cao hơn mức cho phép, tỷ lệ nông dân pha trộn 2 – 3 hoạt chất, sản phẩm thuốc BVTV khi phun chiếm 70%.
Ngoài ra, phần lớn nông dân trồng rau hiện nay sử dụng thuốc BVTV từ 2-3 lần/tháng, thậm chí, nhiều nhà vườn còn sử dụng các hoạt chất ngoài danh mục cho phép của ngành trồng trọt khi sản xuất, thâm canh rau, củ, quả.
Ông Lê Văn Thiệt – Phó Chánh văn phòng Cục BVTV phía Nam, cho rằng, trong khi diện tích vùng trồng rau an toàn cả nước tính đến nay vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm tỷ lệ 7,4% tổng diện tích trồng rau trên cả nước trong khi số sản phẩm thuốc BVTV đăng ký sử dụng trên rau có đến gần 700 loại.
Còn theo ông Đào Duy Tâm – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, để đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân phải đủ 4 - 5 loại giấy chứng nhận, từ xét nghiệm mẫu nước, mẫu đất, nơi sản xuất phải nằm trong vùng quy hoạch...
Sau đó, phải đáp ứng các vấn đề về điều kiện sơ chế.
Cửa hàng bán rau VietGAP, rau an toàn...
cũng phải xin phép chứng nhận đủ điều kiện.
“Muốn sản xuất rau an toàn, nông dân phải xin phép khắp nơi, lượng giấy chứng nhận này tương đương với 5–7 giấy phép con trong các ngành khác, trong khi thời hạn hiệu lực của chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP chỉ trong 1 năm, nông dân không thể kham nổi chi phí các chứng nhận này”- ông Tâm nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, việc ồ ạt khai thác san hô làm hòn non bộ, sử dụng để trang trí nhà cửa, và khai thác rong mơ chưa đủ tuổi... làm cho nguồn lợi thủy sản ven biển ngày càng cạn kiệt, khan hiếm.

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra song theo phản ảnh của nhiều DN chế biến và xuất khẩu cá tra, bên cạnh những quy định góp phần đưa ngành cá tra phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng cá tra xuất khẩu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2015 diện tích và sản lượng tôm nuôi nước lợ của tỉnh Tiền Giang đều giảm, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại vẫn ở mức cao.

Ngày 11/11, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo chuyên đề mô hình “Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến bền vững dưới tán rừng”, dự hội thảo có hơn 100 hộ dân trên địa bàn các xã, thị trấn, huyện Ngọc Hiển.

Những năm gần đây, bên cạnh các đối tượng hải sản nuôi truyền thống như cá bóp, cá mú sao, cá mú đen, ốc hương... ngư dân huyện đảo Phú Quốc đã từng bước đưa vào nuôi các đối tượng hải sản mới có giá trị kinh tế cao như hải sâm, cá chẽm, cá mú Trân Châu...