40% nông dân sử dụng thuốc BVTV sai cách

Cụ thể, theo một điều tra mới đây của Cục BVTV, có đến 40% tỷ lệ người nông dân trồng rau tại các tỉnh sử dụng thuốc BVTV sai cách với nồng độ cao hơn mức cho phép, tỷ lệ nông dân pha trộn 2 – 3 hoạt chất, sản phẩm thuốc BVTV khi phun chiếm 70%.
Ngoài ra, phần lớn nông dân trồng rau hiện nay sử dụng thuốc BVTV từ 2-3 lần/tháng, thậm chí, nhiều nhà vườn còn sử dụng các hoạt chất ngoài danh mục cho phép của ngành trồng trọt khi sản xuất, thâm canh rau, củ, quả.
Ông Lê Văn Thiệt – Phó Chánh văn phòng Cục BVTV phía Nam, cho rằng, trong khi diện tích vùng trồng rau an toàn cả nước tính đến nay vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm tỷ lệ 7,4% tổng diện tích trồng rau trên cả nước trong khi số sản phẩm thuốc BVTV đăng ký sử dụng trên rau có đến gần 700 loại.
Còn theo ông Đào Duy Tâm – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, để đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân phải đủ 4 - 5 loại giấy chứng nhận, từ xét nghiệm mẫu nước, mẫu đất, nơi sản xuất phải nằm trong vùng quy hoạch...
Sau đó, phải đáp ứng các vấn đề về điều kiện sơ chế.
Cửa hàng bán rau VietGAP, rau an toàn...
cũng phải xin phép chứng nhận đủ điều kiện.
“Muốn sản xuất rau an toàn, nông dân phải xin phép khắp nơi, lượng giấy chứng nhận này tương đương với 5–7 giấy phép con trong các ngành khác, trong khi thời hạn hiệu lực của chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP chỉ trong 1 năm, nông dân không thể kham nổi chi phí các chứng nhận này”- ông Tâm nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Trong những hoạt động nhằm hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới ở Bình Liêu (Quảng Ninh), mô hình nuôi giun quế do huyện Đoàn triển khai được đánh giá là “một mũi tên trúng hai đích”, vừa giải quyết được nhu cầu về nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, vừa làm sạch môi trường...

Bạc Liêu được mệnh danh là đất của tôm - lúa khi nghề nuôi tôm đã đạt được nhiều “thành tích lẫy lừng”: đa dạng về mô hình, ổn định về năng suất và ấn tượng trong hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng nuôi khác, sự bền vững vẫn là điều khiến nông dân và các ngành chức năng lo ngại.

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình ông Lê Công Nhược (56 tuổi), thành viên CLB Chăn nuôi huyện Đại Lộc (Quảng Nam) thu gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí.

Bộ NN-PTNT ngày 27.4 cho biết, hiện giá cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đã giảm mạnh, chỉ còn dưới 20.000 đồng/kg, giảm từ 7.000 - 7.500 đồng/kg so với cách đây 3 tháng.

Chăn nuôi bò sữa đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững tại một số huyện ngoại thành Hà Nội. Để mô hình phát triển nhanh và vững chắc, Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) và Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì (Viện Chăn nuôi quốc gia) triển khai xây dựng Trang trại mẫu nuôi bò sữa và đồng cỏ quốc tế Ba Vì. Đây là mô hình tiêu biểu thể hiện sự liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân và cũng là trang trại kết hợp đào tạo đầu tiên ở Việt Nam.