40 năm Tổng Cty Cao su Đồng Nai: Lá cờ đầu của ngành

Đến dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai; Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) cùng hơn 500 đại biểu là bà mẹ VN Anh hùng, cán bộ công nhân cao su trong 3 thế hệ.
Từ việc tiếp quản 12 đồn điền và 4 nhà máy sơ chế cao su lạc hậu của các công ty tư bản Pháp để lại với 21 ngàn ha cây cao su, trong đó đến 70% già cỗi, không còn khả năng khai thác, NS trung bình chỉ đạt trên 500 kg/ha; còn 4 nhà máy chế biến mủ thì có 3 cái quá cũ, NS chế biến chỉ có 55 tấn/ngày. Lực lượng lao động lúc đó chỉ còn 5.000 người, trong đó có tới 70% nữ lao động lớn tuổi.
Nhưng đến năm 1985 (sau 10 năm), tổng DT vườn cây đã tăng trưởng lên gần 56 ngàn ha, tăng hơn 2,5 lần so với lúc tiếp quản, số lao động cũng tăng hơn 7 lần, sản lượng khai thác chiếm 50% tổng sản lượng cao su trong nước.
Năm 2014, sản lượng khai thác đạt 30 ngàn tấn, NS bình quân đạt trên 1,7 tấn/ha, lợi nhuận 580 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước 224 tỷ đồng. Mặc dù so với năm 2011, giá bán mủ cao su đã giảm chỉ còn 1/3 (khoảng 30 triệu đồng/tấn) nhưng thu nhập của người lao động vẫn duy trì ở mức bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Đã nhiều tháng nay người dân nuôi cá lồng trên sông Lô thuộc huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) luôn thường trực nỗi lo cá chết do sông Lô bị ô nhiễm. Đã có nhiều hộ mất trắng, thậm chí thua lỗ phải tháo dỡ bỏ lồng cá để bán sắt vụn.

Sản phẩm cá tra ở ĐBSCL, tới cuối năm 2014, với tên Pangasius, đã được xuất khẩu đến 151 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh thu hơn 1,76 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu được tinh chế thay vì chỉ xuất hàng phi-lê đông lạnh, giá trị con cá tra đồng bằng hẳn sẽ cạnh tranh được với cá thanh châu Âu.

Bất cập chất lượng, vùng nuôi thiếu ổn định… đã đẩy việc sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp không ít khó khăn.

Ngư dân TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được chuyển giao công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương sử dụng hệ thống chiếu sáng LED và câu mực xà lá (mực khổng lồ) theo công nghệ Nhật Bản. Đây là những công nghệ tiên tiến, đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế đang được thử nghiệm đối với ngư dân Phú Yên.

7 giờ sáng, chiếc ca nô đưa đội công tác liên ngành rời cảng Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đến với tàu tuần tra của Chi cục Thủy sản, bắt đầu hành trình ngày thứ ba trong cuộc chiến với “bẫy” tôm hùm. Có thể nói, đây là cuộc ra quân quyết liệt nhất từ trước đến nay để trả lại vẻ đẹp cho vùng biển Phan Thiết, lâu nay bị xâu xé bởi mạng lưới “bẫy” tôm hùm.