40 năm Tổng Cty Cao su Đồng Nai: Lá cờ đầu của ngành

Đến dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai; Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) cùng hơn 500 đại biểu là bà mẹ VN Anh hùng, cán bộ công nhân cao su trong 3 thế hệ.
Từ việc tiếp quản 12 đồn điền và 4 nhà máy sơ chế cao su lạc hậu của các công ty tư bản Pháp để lại với 21 ngàn ha cây cao su, trong đó đến 70% già cỗi, không còn khả năng khai thác, NS trung bình chỉ đạt trên 500 kg/ha; còn 4 nhà máy chế biến mủ thì có 3 cái quá cũ, NS chế biến chỉ có 55 tấn/ngày. Lực lượng lao động lúc đó chỉ còn 5.000 người, trong đó có tới 70% nữ lao động lớn tuổi.
Nhưng đến năm 1985 (sau 10 năm), tổng DT vườn cây đã tăng trưởng lên gần 56 ngàn ha, tăng hơn 2,5 lần so với lúc tiếp quản, số lao động cũng tăng hơn 7 lần, sản lượng khai thác chiếm 50% tổng sản lượng cao su trong nước.
Năm 2014, sản lượng khai thác đạt 30 ngàn tấn, NS bình quân đạt trên 1,7 tấn/ha, lợi nhuận 580 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước 224 tỷ đồng. Mặc dù so với năm 2011, giá bán mủ cao su đã giảm chỉ còn 1/3 (khoảng 30 triệu đồng/tấn) nhưng thu nhập của người lao động vẫn duy trì ở mức bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn chuyển đổi sang trồng nấm sạch, trung bình mỗi năm ông Phạm Quốc Hương (Ninh Bình) có thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng.

Sau 18 năm chăm sóc và gây dựng, từ hai bàn tay trắng, đến nay, gia đình anh Xá đang sở hữu trong tay gần 300 con bò với giá trị hơn 3 tỷ đồng

Hơn chục năm ròng mải mê với đàn trâu rồi làm giàu cũng từ đó, anh Nguyễn Hồng Ngự được mọi người đặt biệt danh là trùm nuôi trâu miền Tây

Ông Nguyễn Văn Liệu (52 tuổi, ở phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) đã thành công với mô hình nuôi gà siêu trứng, thu nhập 2 triệu đồng/ngày.

Dựa vào điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, lão nông Phạm Đạt ở xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã mạnh dạn phát triển kinh tế vườn, trồng cây ăn trái