40 Học Viên Được Đào Tạo Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Quy Phạm VietGAP

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức đào tạo cho 40 cán bộ và nông dân về nuôi trồng thủy sản theo quy phạm VietGAP.
Trong thời gian học, học viên đã được giới thiệu nội dung Quyết định số 3824 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) và Bộ tiêu chí đánh giá chứng nhận VietGAP cho đối tượng nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, học viên cũng được hướng dẫn việc áp dụng quy phạm VietGAP đối với nuôi tôm sú, tôm chân trắng; tham quan một số cơ sở nuôi áp dụng quy phạm này.
Được biết, với Quyết định 3824, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện về bộ tiêu chí, cách thức đánh giá và mức độ đánh giá chung cho tất cả cơ sở nuôi. Từ đó, giúp các tổ chức có thẩm quyền chứng nhận VietGAP dễ dàng đánh giá và cấp chứng nhận cho các cơ sở nuôi trồng.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo ông Trương Minh Điền - Giám đốc HTX Thủy sản xã Phú Thuận B, ngoài cá tra bột thì giá cá tra giống cũng đang tăng dần, cá tra giống loại 20; 30 và 50 con/kg bán với giá từ 23.000 đồng đến 30.000 đồng/kg (tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg).

Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra... Trong đó, cá tai tượng là một trong những đối tượng có nhiều lợi thế như: thịt ngon, dễ tiêu thụ, giá bán cao, nên cá tai tượng đang được bà con đầu tư nuôi từ khâu nuôi cá bố mẹ cho đẻ, đến ương cá giống, nuôi cá thịt.

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus). Kết quả nghiên cứu cho thấy rong bún có thể được sử dụng thay thế một phần thức ăn viên, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm chi phí thức ăn và nâng cao thu nhập cho người nuôi.

Với trăn trở giảm sức lao động cho bà con ngư dân, cải thiện lối câu truyền thống, ba bạn trẻ Lê Văn Hoàng (1986), Phan Thành Nhân (1986) và Nguyễn Văn Xuân (1984) đã sáng tạo ra “Máy kéo câu” (hay còn gọi là “Máy tời thu câu”) phục vụ ngư dân Đà Nẵng.

Cá diêu hồng còn gọi là rô phi đỏ, là loài khá dễ nuôi và cho năng suất cao khi được nuôi trong lồng bè. Mặc dù trong mùa đông, thời tiết lạnh tại miền Bắc có thể làm cá chậm tăng trưởng, nhưng với thời gian nuôi ngắn- khoảng 5 tháng, thì đây vẫn là hướng phát triển thủy sản tiềm năng.