40% chất thải rắn trong chăn nuôi xả thẳng ra môi trường
Theo ước tính, khối lượng chất thải rắn ở một số vật nuôi chính thải ra trong năm 2011 là 83,67 triệu tấn, năm 2012 là 80,95 triệu tấn, năm 2013 là 80,68 triệu tấn và 76 triệu tấn trong trong năm 2014.
Trong đó chỉ khoảng 60% số chất thải được xử lý còn lại xả thẳng trực tiếp ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan về những tồn tại, yếu kém về quản lý môi trường trong chăn nuôi hiện nay.
Đồng thời bàn thảo các giải pháp xử lý môi trường chăn nuôi.
Cụ thể, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường chăn nuôi, bảo vệ nguồn gen và đa dạng sinh học trong chăn nuôi.
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện xử lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật
. Ngoài ra, đào tạo cho cán bộ cũng như các chủ trang trại để nâng cao nhận thức thực hiện tốt các nội dung về môi trường theo quy định của pháp luật.
Về các giải pháp chuyên môn, nhiều diễn giả đề cập đến phương pháp sử dụng các vi sinh vật có lợi để đưa vào thức ăn hoặc trực tiếp đưa vào xử lý chất thải làm giảm ô nhiễm môi trường hiện nay đang được các nước tiến tiến trên thế giới áp dụng.
Đó là công nghệ mới xử lý môi trường bằng hầm biogas, công nghệ nano, chế phẩm sinh học EM.
Theo thống kê, cả nước hiện có 2,6 triệu con trâu, 5,3 triệu con bò thịt, 253.700 bò sữa, 27,1 triệu con lợn, 327 triệu con gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có chiều dài bờ biển trên 43km. Đây là một vùng đất pha cát, đất giồng, rất phù hợp với việc phát triển hoa màu. Ngoài đặc sản hành tím, Vĩnh Châu còn là nơi nổi tiếng về đặc sản củ cải trắng.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước và đóng vai trò quyết định an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc nông dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống làm phát sinh tình trạng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.