Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

4 triệu đồng một kg sá sùng khô vẫn cháy hàng

4 triệu đồng một kg sá sùng khô vẫn cháy hàng
Ngày đăng: 01/12/2015

Bà Hoàng Thị Xuân Điểm - Chủ tịch Hiệp hội khai thác và chế biến sá sùng Quan Lạn cho biết, chính vụ khai thác của địa phương diễn ra từ tháng Giêng đến tháng 10 hằng năm.

Lúc này, sản lượng khá ít nhưng vẫn nhiều hộ tranh thủ tìm bắt để về bán cho tiểu thương.

"Để chuẩn bị cho dịp Tết, rất nhiều tiểu thương tìm mua giá cao.

Nhưng do lúc này đã hết vụ thu hoạch, sản lượng ít nên khai thác được bao nhiêu hết bấy nhiêu ", bà Điểm cho biết.

Theo đó, với một kg sá sùng tươi nếu giao ngay tại bãi có giá 250.000-300.000 đồng mỗi kg.

Nhưng nếu đem về sấy khô thì giá bán cao gấp 10 lần, dao động trong khoảng 3,5-4 triệu đồng mỗi kg, thậm chí có thời điểm khan nguồn cung giá bán ra gần 5 triệu đồng mỗi kg.

Lý giải về sự đắt đỏ của sá sùng, bà Điểm cho biết: Để được một kg khô cần đến 10-11kg tươi.

Sấy khô cũng qua nhiều công đoạn.

Sau khi khai thác phải được rửa sạch cát, đem trần nước sôi rồi đem sấy bằng bếp than, như thế thì sá sùng khô nhanh và cho mẫu mã đẹp nhất, mỗi mẻ sấy khoảng 2 giờ đồng hồ.

Theo lãnh đạo Hiệp hội, việc khai thác được nhiều hay ít tùy vào nhân công mỗi hộ gia đình, tuy nhiên một người trong chính vụ có thể bắt được trên dưới 2-3kg mỗi ngày.

Trung bình trong tháng, các hộ thành viên khác thác được 200-300kg sá sùng tươi cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Thậm chí có gia đình chuyên thu mua để sấy bán hàng khô số lượng lớn có thể có doanh thu cả trăm triệu đồng.

Sá sùng sinh sống và phát triển nhiều nhất ở cùng biển Vân Đồn, Móng Cái (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cam Ranh (Khánh Hòa), Cần Giờ (TP.

Hồ Chí Minh). Ngoài tên gọi sá sùng nhiều vùng còn gọi loài hải sản này là sâm đất. Bề ngoài sá sùng có màu nâu đỏ, nhìn qua rất dễ bị nhầm lẫn với con trùn đất.

Tuy nhiên, trên thân loài này có xuất hiện những sợi vân nhỏ li ti.

Do có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau nên thời gian gần đây, sá sùng được nhiều người dân tìm mua. Tại Quan Lạn, ngoài bán cho các du khách trong và ngoài nước, loại đặc sản này chủ yếu bán cho các tiểu thương hoặc được xuất đi Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Cây Bơ Cho “Trái Vàng” Cây Bơ Cho “Trái Vàng”

Không ít người tò mò tìm đến xã Xuân Bảo (Cẩm Mỹ - Đồng Nai) để chiêm ngưỡng những cây bơ cho “trái vàng”. Bởi chỉ thu hoạch 2-3 cây bơ đã có thể mua được cả lượng vàng.

27/12/2013
Phát Triển Trồng Cây Đinh Lăng Dược Liệu Ở Hải Hậu Phát Triển Trồng Cây Đinh Lăng Dược Liệu Ở Hải Hậu

Huyện Hải Hậu (Nam Định) có 15.000ha đất nông nghiệp, trong đó 11.000ha đất trồng lúa, 4.000ha trồng màu và vườn tạp. Những năm qua, nhân dân trong huyện đã nỗ lực phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

08/12/2013
Thành Công Từ Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Thành Công Từ Nuôi Gà An Toàn Sinh Học

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Đặc biệt, mô hình nuôi gà an toàn sinh học đã chứng minh được hiệu quả bền vững khi vừa cho lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

27/12/2013
Hợp Tác Xã Rau An Toàn Phước Hậu Xuống Giống Hơn 20 Ha Rau Đón Tết Hợp Tác Xã Rau An Toàn Phước Hậu Xuống Giống Hơn 20 Ha Rau Đón Tết

Được hỗ trợ công nghệ, trang thiết bị phân tích các chỉ tiêu về môi trường, phân tích sản phẩm rau an toàn, ứng dụng công nghệ sinh học và canh tác theo hướng sinh thái nên sản phẩm rau màu của HTX ngày càng được thị trường ưa chuộng.

08/12/2013
Thực Hiện Niềm Đam Mê, Nghiêm Gia Dũng Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà Chín Cựa Thực Hiện Niềm Đam Mê, Nghiêm Gia Dũng Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà Chín Cựa

Đang làm cho một chi nhánh ngân hàng với mức thu nhập ổn định, chàng trai ấy quyết định bỏ phố về quê nuôi gà chín cựa, loài gà tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết. Trải qua không ít gian nan, cuối cùng, anh đã thành công trong sự khâm phục của nhiều người.

27/12/2013