Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

4 triệu đồng một kg sá sùng khô vẫn cháy hàng

4 triệu đồng một kg sá sùng khô vẫn cháy hàng
Ngày đăng: 01/12/2015

Bà Hoàng Thị Xuân Điểm - Chủ tịch Hiệp hội khai thác và chế biến sá sùng Quan Lạn cho biết, chính vụ khai thác của địa phương diễn ra từ tháng Giêng đến tháng 10 hằng năm.

Lúc này, sản lượng khá ít nhưng vẫn nhiều hộ tranh thủ tìm bắt để về bán cho tiểu thương.

"Để chuẩn bị cho dịp Tết, rất nhiều tiểu thương tìm mua giá cao.

Nhưng do lúc này đã hết vụ thu hoạch, sản lượng ít nên khai thác được bao nhiêu hết bấy nhiêu ", bà Điểm cho biết.

Theo đó, với một kg sá sùng tươi nếu giao ngay tại bãi có giá 250.000-300.000 đồng mỗi kg.

Nhưng nếu đem về sấy khô thì giá bán cao gấp 10 lần, dao động trong khoảng 3,5-4 triệu đồng mỗi kg, thậm chí có thời điểm khan nguồn cung giá bán ra gần 5 triệu đồng mỗi kg.

Lý giải về sự đắt đỏ của sá sùng, bà Điểm cho biết: Để được một kg khô cần đến 10-11kg tươi.

Sấy khô cũng qua nhiều công đoạn.

Sau khi khai thác phải được rửa sạch cát, đem trần nước sôi rồi đem sấy bằng bếp than, như thế thì sá sùng khô nhanh và cho mẫu mã đẹp nhất, mỗi mẻ sấy khoảng 2 giờ đồng hồ.

Theo lãnh đạo Hiệp hội, việc khai thác được nhiều hay ít tùy vào nhân công mỗi hộ gia đình, tuy nhiên một người trong chính vụ có thể bắt được trên dưới 2-3kg mỗi ngày.

Trung bình trong tháng, các hộ thành viên khác thác được 200-300kg sá sùng tươi cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Thậm chí có gia đình chuyên thu mua để sấy bán hàng khô số lượng lớn có thể có doanh thu cả trăm triệu đồng.

Sá sùng sinh sống và phát triển nhiều nhất ở cùng biển Vân Đồn, Móng Cái (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cam Ranh (Khánh Hòa), Cần Giờ (TP.

Hồ Chí Minh). Ngoài tên gọi sá sùng nhiều vùng còn gọi loài hải sản này là sâm đất. Bề ngoài sá sùng có màu nâu đỏ, nhìn qua rất dễ bị nhầm lẫn với con trùn đất.

Tuy nhiên, trên thân loài này có xuất hiện những sợi vân nhỏ li ti.

Do có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau nên thời gian gần đây, sá sùng được nhiều người dân tìm mua. Tại Quan Lạn, ngoài bán cho các du khách trong và ngoài nước, loại đặc sản này chủ yếu bán cho các tiểu thương hoặc được xuất đi Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Liên kết để phát triển Liên kết để phát triển

Trong lĩnh vực nông nghiệp, mô hình hợp tác xã (HTX) đang trở thành đòn bẩy, là yêu cầu tất yếu cho nền sản xuất nông nghiệp. Do đó, thị xã Ngã Bảy đang đẩy mạnh phát triển hình thức này nhằm nâng cao giá trị nông sản tại địa phương.

06/11/2015
Dồn sức cán đích nông thôn mới ở huyện miền núi Hương Khê Dồn sức cán đích nông thôn mới ở huyện miền núi Hương Khê

Ở huyện miền núi Hương Khê, những ngày này, các xã Phú Phong và Phúc Trạch - 2 địa phương đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) năm 2015 đang khẩn trương, ráo riết hoàn tất những phần việc còn dang dở...

06/11/2015
Xây dựng nông thôn mới không bắt buộc người dân đóng góp Xây dựng nông thôn mới không bắt buộc người dân đóng góp

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu việc huy động đóng góp xây dựng nông thôn mới (NTM) của người dân phải được bàn bạc dân chủ; phải được sự đồng tình và nhất trí của người dân. Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc, quá sức dân.

06/11/2015
Truy xuất nguồn gốc tôm giống yếu tố quyết định thành bại trong NTTS Truy xuất nguồn gốc tôm giống yếu tố quyết định thành bại trong NTTS

Truy xuất nguồn gốc có ý nghĩa rất quan trọng đối với người nuôi tôm nhằm xác định mua giống đúng địa chỉ, đảm bảo chất lượng, kiểm soát dịch bệnh. Đây là một trong những yếu tố quyết định 50% thành bại của vụ nuôi.

06/11/2015
Công bố toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP Công bố toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố sau khi các Bên tham gia đàm phán đã hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý.

06/11/2015