4 Tỉnh Thí Điểm Khai Thác, Chế Biến Và Xuất Khẩu Cá Nóc

Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2013-2015 vừa được Bộ NNPTNT phê duyệt.
Theo đó, từ nay tới năm 2015, sẽ triển khai thí điểm khai thác và xuất khẩu cá nóc tại 4 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Việc thí điểm này nhằm tận thu nguồn cá đã khai thác phục vụ xuất khẩu, hạn chế không để người dân sử dụng cá nóc độc làm thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, nâng cao nhận thức người dân về sự nguy hiểm của độc tố cá nóc và tuân thủ các quy định về ngăn chặn ngộ độc.
Đề án đặt mục tiêu cụ thể là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang sẽ thu mua, chế biến 1.200-1.500 tấn/năm, xuất khẩu 500 tấn/năm cá nóc thành phẩm. Phú Yên thu mua, chế biến 1.000-1.200 tấn/năm, xuất khẩu 500 tấn/năm cá nóc thành phẩm. Còn Khánh Hòa thu mua, chế biến 500 - 600 tấn/năm, xuất khẩu 200-240 tấn/năm cá nóc thành phẩm. Giá trị xuất khẩu cá nóc thành phẩm ước đạt 49,92 tỷ đồng. Đồng thời, tạo thêm việc làm và thu nhập cho 1.000 lao động là công nhân chế biến thủy sản, ngư dân, công nhân cơ sở thu mua thủy sản.
Tất cả cá nóc được khai thác, thu mua, vận chuyển, sơ chế, chế biến trong đề án thí điểm chỉ phục vụ mục đích xuất khẩu, không được phép đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng số lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị phát hiện có chất kháng sinh cấm và không đảm bảo an toàn thực phẩm nhiều hơn so với cả năm 2014.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa điều chỉnh giảm mức dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2015 xuống còn khoảng 2,9 tỉ đô la Mỹ, tức là giảm đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ so với năm 2014 và giảm 300 triệu đô la Mỹ so với mức dự báo mà VASEP đưa ra vào đầu tháng 7-2015.

Vịt là đối tượng nuôi truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gắn liền với hệ thống canh tác lúa nước. Dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên nghề này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đại diện công ty Dekalb Việt Nam cho biết, nông dân Việt Nam sẽ chính thức tiếp cận giống ngô chuyển gen mang tên Dekalb® Genuity®.
Dân trồng nho ở Ninh Thuận hay nhắc đến cái tên “Sáu Lang nho giống”. Lão nông này tên thật là Nguyễn Thường Lang (ngụ khu phố 2, phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận), được xem là người đầu tiên đưa giống nho ghép về địa phương hơn 15 năm trước.